Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN CÁC BIỆN PHÁP PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG

Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2021

THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Số: ........../TTV-HTC Việt Nam

V/v: Tư vấn các biện pháp phạt vi phạm hợp đồng


Kính gửi:

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Khách hàng mong muốn được tư vấn liên quan đến các biện pháp phạt vi phạm hợp đồng .

Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn tư vấn liên quan đến các biện pháp phạt vi phạm hợp đồng.

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:

1. Cơ sở pháp lý:

Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý công ty, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:

- Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13;

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11.

2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng một số vấn đề liên quan đến các biện pháp phạt vi phạm hợp đồng:

2.1. Khái niệm về vi phạm hợp đồng

Vi phạm hợp đồng là việc một bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo các quy định của pháp luật.

2.2. Các dạng vi phạm hợp đồng

2.2.1. Vi phạm về chủ thể

Dạng vi phạm hợp đồng này thường được thể hiện qua các trường hợp và nguyên nhân sau:

- Không chịu thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không giải thích rõ lý do cho bên kia (hợp đồng chưa được bên nào thực hiện).

- Không chịu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng. Chẳng hạn như vay tiền sau khi nhận được tiền vay thì sau đó không thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

- Không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng (mặc dù có thực hiện hợp đồng).

2.2.2. Vi phạm quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng

Dạng vi phạm hợp đồng này thường được thể hiện qua các trường hợp và nguyên nhân sau:

- Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng chủ thể. Nghĩa là người tham gia giao kết không có tư cách để ký kết hợp đồng

- Giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức hợp đồng đã được pháp luật quy định. Việc vi phạm thể hiện ở chỗ những hợp đồng bắt buộc phải làm thành văn bản, phải công chứng, phải chứng thực nhưng lại không thực hiện đúng.

- Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm. Nhiều trường hợp các bên tham gia ký kết không am hiểu những hàng hóa hoặc các giao dịch bị pháp luật cấm hoặc hạn chế nên vẫn ký kết dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu.

- Hợp đồng thể hiện rõ ràng và thiếu các nội dung cơ bản của hợp đồng này.

- Nội dung hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực. Trường hợp này xác định do một hoặc nhiều bên đã có sự lừa dối hoặc có thủ đoạn ép buộc bên kia giao kết với nội dung áp đặt nhằm tạo lợi thế tuyệt đối cho mình.

2.3. Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng

Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam quy định hai hình thức chịu trách nhiệm pháp lý của hành vi này là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

2.3.1. Phạt vi phạm hợp đồng

Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

- Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

- Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Như vậy, việc phạt vi phạm chỉ đặt ra nếu có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng. Có thể hiểu, nếu trong hợp đồng không có ghi nhận về vấn đề phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng đối với bên vi phạm. Còn đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự, cho dù các bên có thỏa thuận hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2.3.2. Bồi thường thiệt hại

Ngoài phạt vi phạm hợp đồng, khi có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị thiệt hại còn có thể yêu cầu bên vi phạm gây ra thiệt hại bồi thường thiệt hại.

Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng như sau:

+ Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo

- Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

- Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác

- Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thảo thuận hoặc luật có quy định khác.

+ Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”

Theo quy định tại khoản 2 Điều 419, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật Dân sự 2015 thì khi có sự vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mà gây ra thiệt hại thì bên gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, trừ các trường hợp sau:

- Do các bên chủ thể thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

- Thiệt hại gây ra không do lỗi của bên gây thiệt hại mà là do lỗi của bên bị thiệt hại.

- Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng.

Nếu như phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi các bên có thỏa thuận trước, đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự, cho dù các bên có thỏa thuận hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thiệt hại của người có quyền bao gồm cả thiệt hại về vật chất (xác định dựa trên các tổn thất thực tế) và tổn thất về tinh thần (Tòa án xác định trên căn cứ nội dung vụ việc).

Đồng thời, người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.

2.4. Các biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng

2.4.1. Biện pháp thương lượng – hòa giải

Xuất phát từ một đặc tính quan trọng của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng sự thống nhất ý chí giữa các bên khi xảy ra tranh chấp hợp đồng.

Việc thương lượng – hòa giải nếu đạt được kết quả sẽ là giải pháp tốt nhất cho các bên như không phải nộp án phí, rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng,… và làm hài lòng các bên tranh chấp.

2.4.2. Biện pháp đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng

Nếu biện pháp thương lượng – hòa giải không đem lại hiệu quả thì đơn phương hủy bỏ hợp đồng sẽ là biện pháp xử lý vi phạm cần thiết.

Biện pháp này nhằm hạn chế hoặc không để gây ra hậu quả nếu tiếp tục thực hiện trong khi phía bên kia không chấm dứt việc vi phạm hoặc thiếu thiện chí để giải quyết hậu quả của việc vi phạm.

Trong trường hợp bắt buộc phải áp dụng biện pháp này mà gây ra thiệt hại cho bên vi phạm thì không phải bồi thường thiệt hại.

2.4.3. Biện pháp yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết

Tòa án và Trọng tài thương mại là các cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết có hiệu lực pháp lý cao và có tính bắt buộc để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên bị vi phạm.

Cho nên nếu việc tranh chấp xuất phát từ hợp đồng mà các bên không tự giải quyết được thì nên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại (chỉ áp dụng đối với tranh chấp hợp đồng kinh doanh – thương mại) giải quyết để bảo vệ quyền lợi của mình trong thời gian luật định.

Khi yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết thì các bên phải tuân thủ quy trình tố tụng chặt chẽ do pháp luật quy định đối với từng loại tranh chấp.

2.4.4. Biện pháp yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự

Nếu có đủ cơ sở xác định bên đối tác có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, khi ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm, thì các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát sẽ:

- Khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử tại Tòa án;

- Buộc người chiếm đoạt tài sản phải chịu hình phạt và phải trả lại hoặc bồi thường những tài sản bị chiếm đoạt, những thiệt hại cho người bị hại.

2.5. Báo giá chi phí

III. Bảo mật

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Tư vấn tổng hợp pháp luật về hợp đồng

Hợp đồng vi phạm về hình thức xử lý như thế nào?



Gọi ngay

Zalo