QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các giao dịch thuê nhà diễn ra phổ biến và thường xuyên. Việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trong giao dịch là điều quan trọng. Đảm bảo các cam kết được thực hiện theo đúng những các bên gì đã thỏa thuận, hiện nay pháp luật dân sự đã có quy định định về hình thức giao dịch đặt cọc. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ phân tích các quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc qua bài viết dưới đây.
I. Cơ sở pháp lý
Bộ luật Dân sự 2015
II. Nội dung
1. Thế nào là đặt cọc?
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Việc đặt cọc có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc giao kết hợp đồng, có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc thực hiện hợp đồng nhưng cũng có thể mang cả hai mục đích đó. Thỏa thuận đặt cọc phải được lập thành văn bản, nếu hai bên chỉ thỏa thuận miệng thì thỏa thuận đó không có giá trị pháp lý. Tùy vào đối tượng của hợp đồng đặt cọc mà pháp luật quy định việc có bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay không.
II. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng đặt cọc
Đặt cọc thực hiện hai chức năng bảo đảm: có thể bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng; có thể bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. Tránh được sự bội tín trong giao kết hợp đồng thì biện pháp đặt cọc quả là hữu hiệu mà các biện pháp đảm bảo khác không có được (chúng chủ yếu bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng).
Chủ thể của hợp đồng đặt cọc gồm hai bên: bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Tùy vào sự thỏa thuận của các bên mà mỗi bên có thể là bên đặt cọc hoặc bên nhận đặt cọc. Nhưng thông thường thì bên nào nắm giữ phần tài sản có sẵn như bên có nhà để bán, cho thuê hay bên nào sẽ phải đầu tư công sức, tiền bạc để thực hiện công biệc nhất định thì sẽ trở thành bên nhận đặt cọc.
Đặt cọc là hợp đồng thực tế. Hay nói cách khác, hợp đồng đặt cọc chỉ phát sinh hiệu lực khi các bên đã chuyển giao cho nhau tài sản đặt cọc.
Đối tượng của đặt cọc: Tài sản đặt cọc mang tính thanh toán cao. Nếu như tài sản cầm cố, thế chấp là bất kỳ tài sản nào đáp ứng được các yêu cầu luật định thì tài sản đặt cọc chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp gồm: tiền, kim khí quý, đá quý hoặc các tài sản có giá trị khác. Như vậy, các tài sản như quyền tài sản, bất động sản không trở thành đối tượng của đặt cọc.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. Do vậy, cần có sự phân biệt giữa tiền đặt cọc và tiền trả trước: trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hay tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước.
III. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng đặt cọc
1. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc
Bên đặt cọc có quyền yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc sử dụng tài sản đặt cọc, nếu do sử dụng mà tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
Nghĩa vụ của bên đặt cọc:
- Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản đặt cọccho bên nhận đặt cọc đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu trong trường hợp tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho bên nhận đặt cọc theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc
Bên đặt cọc, bên ký cược có quyền yêu cầu bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược ngừng việc sử dụng tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, nếu do sử dụng mà tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
Nghĩa vụ của bên đặt cọc:
- Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc; không được khai thác, sử dụng tài sản đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc, trừ trường hợp bên đặt cọc đồng ý.
IV. Các trường hợp hợp đồng đặt cọc vô hiệu
Hợp đồng đặt cọc cũng là một loại giao dịch dân sự vì vậy chỉ khi đáp ứng được các điều kiện trên thì hợp đồng đó mới được coi là hợp pháp và có giá trị pháp lý. Ngược lại, nếu không đáp ứng được các điều kiện về chủ thể, hình thức hay nội dung thì hợp đồng đó sẽ bị coi là vô hiệu.
Những hợp đồng đặt cọc không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự dưới đây thì bị coi là vô hiệu:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
V. Những lưu ý khi ký kết hợp đồng đặt cọc
Khi hợp đồng được tiến hành như giao kết thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc sẽ trừ vào khoản tiền phải trả. Ngược lại, nếu bên đặt cọc từ chối, hủy thỏa thuận mua bán trước đó thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận. Còn nếu người từ chối là bên nhận cọc thì phải trả tiền/ tài sản đã cọc cho bên đặt cọc. Nói tóm lại, bên nào vi phạm hợp đồng đặt cọc sẽ có nghĩa vụ tương ứng.
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi tranh chấp sẽ được phán xử theo quy định của luật pháp Việt Nam.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về quy định pháp luật về Hợp đồng đặt cọc. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hận hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Đường Linh)
---------------------------------------------------------
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Xem thêm bài viết có liên quan:
Có chữ ký của một chủ sở hữu hợp đồng đặt cọc có hiệu lực không?
Quy định về đặt cọc trong Bộ luật Dân sự 2015