Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Hợp đồng hợp tác kinh doanh và một số bất cập trong hệ thống VBQPPL điều chỉnh.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh và một số bất cập trong hệ thống VBQPPL điều chỉnh.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là công cụ quan trọng trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam, cho phép các bên hợp tác mà không cần thành lập pháp nhân mới. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh BCC còn tồn tại nhiều bất cập, gây khó khăn trong việc thực hiện và bảo vệ quyền lợi các bên tham gia. Trong bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh và một số bất cập trong hệ thống VBQPPL điều chỉnh.

I. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh được định nghĩa tại Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020, cụ thể như sau:

“Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định thì hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC cũng được coi là một hình thức đầu tư.

Như vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh chính là hợp đồng BCC, là loại hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư với nhau nhằm mục đích hợp tác kinh doanh và phân chia lợi nhuận, sản phẩm kinh tế.

II. Bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh

2.1. Quy định về việc thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC chưa hợp lý

Khoản 3 Điều 27 Luật Đầu tư năm 2020 quy định:

“Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận”.

Dựa trên nguyên tắc suy luận, có thể hiểu việc Luật Đầu tư năm 2020 buộc các bên tham gia phải thành lập ban điều phối với mục đích chính là nhằm giúp họ kiểm soát cũng như định hướng được việc thực hiệp hợp đồng một cách rõ ràng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc Luật Đầu tư năm 2020 giao toàn bộ quyền quyết định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban điều phối cho các bên tự thỏa thuận có phù hợp hay không? Bởi trên thực tế, khi để các bên tự mình thực hiện dễ dẫn đến tình trạng thành lập nên những “ban điều phối ma”. Do một phần là họ thật sự không biết rõ được cách thức tổ chức, một phần vì sự e ngại chi phí phải trả cho việc duy trì hoạt động của nhiều chủ thể trong ban này. Tình trạng trên vô hình trung làm mất đi ý nghĩa thật sự của điều luật, khiến mục đích hữu ích ban đầu trở thành bất lợi cho các nhà đầu tư.

2.2. Quyền lợi của nhà đầu tư góp nhiều vốn chưa được pháp luật bảo đảm

Hiện nay, ngoài Luật Đầu tư năm 2020 thì quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC còn được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự năm 2015. Nhìn chung, các nội dung liên quan đến chế định này đã được phổ quát một cách tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, những nội dung này lại chưa thật sự bảo đảm sự bình đẳng đối với các chủ thể tham gia. Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư góp vốn nhiều, theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành thì bên này có quyền được chia khoản lợi tương ứng với phần vốn góp của mình và phải chịu trách nhiệm theo phần tương ứng với phần vốn góp nếu có phát sinh trách nhiệm dân sự mà khối tài sản chung không đủ chi trả. Ta thấy, nhà đầu tư góp vốn nhiều sẽ được hưởng lợi hoặc chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ góp vốn. Điều này là hợp lý và về cơ bản giống với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 lại không quy định rõ nguyên tắc biểu quyết trong quan hệ hợp tác kinh doanh, liệu phiếu biểu quyết của thành viên có phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp hay không, hay nói cách khác thành viên góp vốn nhiều hơn có được phiếu biểu quyết nhiều hơn hay không. Cụ thể, khoản 2 Điều 507 Bộ luật Dân sự năm 2015 này chỉ quy định chung chung thành viên hợp tác có quyền “Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác”. Quy định này dẫn đến nhiều cách hiểu không thống nhất và một trong những quan điểm được chấp nhận phổ biến là mặc dù là thành viên góp vốn nhiều hơn nhưng họ cũng chỉ được hưởng quyền biểu quyết ngang với các thành viên còn lại. Điều này là bất hợp lý, do họ đã bỏ ra phần vốn góp nhiều hơn tức là việc thực hiện hợp đồng sẽ mang cho họ nhiều rủi ro hơn đối với tài sản của mình. Việc chỉ được hưởng ngang quyền biểu quyết với các thành viên còn lại là chưa thỏa đáng.


Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Hoàng Thanh Tùng; Ngày viết: 19/09/2024)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729;

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

_______________________________________________________________

Các bài viết liên quan

Lưu ý khi kí kết hợp đồng hơp tác kinh doanh

Thủ tục đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

05 điều cần lưu ý khi tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh

Tư vấn về hợp đồng hợp tác kinh doanh




Gọi ngay

Zalo