Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​ CÁCH XỬ LÍ KHI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU

CÁCH XỬ LÍ KHI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU

Khi hợp đồng lao động vô hiệu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của các bên. Vậy trong trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu thì giải quyết như thế nào? Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn qua bài viết sau đây:

I.Cơ sở pháp lý

-Bộ luật lao động 2012;

-Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động;

-Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012;

-Thông tư 33/2013/TT- Hướng dẫn nghị định 44/2013 về hợp đồng lao động.

II.Nội dung tư vấn

Theo bộ luật lao động 2012 quy định về hợp đồng lao động như sau: “Điều 15. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”

Vậy, trước tiên cần tìm hiểu hợp đồng lao động bị vô hiệu trong những trường hợp nào?

Hợp đồng vô hiệu làm mất hoàn toàn hoặc giảm giá trị pháp lý từng phần của hợp đồng. Sự vô hiệu có thể tước đi quyền được duy trì và thực hiện hợp đồng của các bên trong quan hệ lao động. Đối với một số trường hợp, hợp đồng lao động vô hiệu đồng nghĩa với việc chủ thể của hợp đồng đó vi phạm pháp luật. Điều kiện đảm bảo cho một hợp đồng là hợp pháp thông thường bao gồm: nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật; chủ thể tham gia hợp đồng đáp ứng yêu cầu về năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật; hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật; các điều kiện khác do pháp luật quy định hoặc do các bên xác định phù hợp, không trái pháp luật. Nếu vi phạm các điều kiện trên, hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu, bao gồm hai mức độ: vô hiệu toàn bộ và vô hiệu từng phần.


Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng lao động vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên thỏa thuận lại. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong hợp đồng lao động vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của người lao động nhưng tối đa không quá 12 tháng.Cụ thể theo thông tư 33/2013 quy định: “Điều 13. Mức hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong hợp đồng lao động vô hiệu

“Mức hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với mức tiền lương trong hợp đồng lao động vô hiệu quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP được xác định theo công thức sau:

MHT = (MTL2 MTL1) x t

Trong đó:

MHT: Mức hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong hợp đồng lao động vô hiệu;

MTL1: Tiền lương tính theo tháng (gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;

MTL2: Tiền lương tính theo tháng (gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) trong hợp đồng lao động sau khi hai bên thỏa thuận;

Trường hợp tiền lương trong hợp đồng lao động được thỏa thuận theo hình thức trả lương khác thì phải quy đổi về tiền lương theo tháng.

– t: Số tháng làm việc thực tế của người lao động cho người sử dụng lao động tương ứng với mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu tính từ thời điểm tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu trở về trước. Trường hợp số tháng làm việc lớn hơn 12 tháng thì chỉ được tính hoàn trả tối đa là 12 tháng. Trường hợp thời gian thực tế làm việc tính theo tháng có ngày lẻ thì dưới 15 ngày không được tính; từ đủ 15 ngày trở lên được làm tròn lên 01 tháng làm việc.”

Vậy sau khi hợp đồng lao động được tuyên vô hiệu từng phần thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, hai bên người sử dụng lao động và người lao động phải sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động bằng việc ký phụ lục hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới.

– Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có trách nhiệm hướng dẫn các bên ký lại hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động có toàn bộ nội dung của hợp đồng trái pháp luật bị hủy bỏ khi có quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm; hoặc do nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động; hoặc do toàn bộ nội dung của hợp đồng quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy,trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp không giao kết được hợp đồng lao động mới thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng một tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm có quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.

Trường hợp không đồng ý với quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thì người sử dụng lao động hoặc người lao động tiến hành khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về cách xử lý khi hợp đồng lao động vô hiệu. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hận hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

( Hoàng Hằng)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết liên quan:

-Các trường hợp hợp đồng vô hiệu

- Tư vấn về hợp đồng lao động vô hiệu



Gọi ngay

Zalo