Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

VÔ Ý GÂY CHẾT NGƯỜI CÓ PHẢI ĐI TÙ KHÔNG

Trong những năm gần đây, tội phạm xâm phạm tính mạng nói chung và tội vô ý làm chết người nói riêng có chiều hướng gia tăng về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phức tạp, tinh vi về thủ đoạn. Tính chất tội phạm rất nghiêm trọng vậy hiện nay pháp luật quy định như thế nào về hành vi vô ý làm chết người này và liệu rằng hành vi này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? có phải đi tù không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau đây.

I, Cơ sở pháp lý

- Bộ Luật Hình sự 2015

II, Nội dung tư vấn

1, Khái niệm “ vô ý làm chết người”

Trước hết chúng ta cần phân tích về tội vô ý làm chết người. Theo đó, Vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

3, Trường hợp nào gọi là vô ý làm chết người

Căn thứ theo Điều 11 Bộ Luật Hình sự 2015, vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp như sau:

- Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể xảy ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

- Người phạm tội không thấy trước hành vi của minh có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Như vậy, theo quy định của pháp luật ta có thể nhận thấy lỗi vô ý này được chia thành hai hình thức đó là: lỗi vô ý do quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.

- Lỗi vô ý do quá tự tin xét về mặt lý trí người phạm tội do vô ý vì quá tự tin, thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra cũng có nghĩa là chủ thể nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của chính hành vi mà mình thực hiện. Còn về mặt ý chí người phạm tội do vô ý vì quá tự tin không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

- Lỗi vô ý do cẩu thả nhìn nhận về mặt lý trí người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Về mặt ý chí người phạm tội tuy không mong hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra, nhưng phải thấy trước và có thể thấy trước về hậu quả đó.

4, Pháp luật quy định như thế nào về tội phạm này

Căn cứ theo Điều 128 Bộ Luật Hình sự 2015, tội vô ý làm chết người phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:

- Vô ý làm chết một người (khoản 1 Điều 128)

Vô ý làm chết một người là trường hợp phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể xảy ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó và hậu quả đó chỉ có một người chết.

Người phạm tội vô ý làm chết một người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 128 có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Vô ý làm chết nhiều người (khoản 2 Điều 128)

Vô ý làm chết nhiều người là trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể xảy ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó và hậu quả có từ hai người chết trở lên.

Người phạm tội vô ý làm chết nhiều người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 128 có khung hình phạt từ ba đến mười năm tù.

5, Cấu thành tội phạm của tội vô ý làm chết người

- Chủ thể: Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đểu có thể là chủ thể của tội vô ý làm chết người. Căn cứ theo các quy định của pháp luật thì chủ thể của tội vô ý làm chết người phải có độ tuổi từ đủ 16 trở lên.

- Khách thể: Khách thể của tội vô ý làm chết người là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.

- Mặt chủ quan: Ý thức của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa tội vô ý làm chết người và tội giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin.

Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là trường hợp thiếu cẩn trọng khi thực hiện hành vi mà người phạm tội không thành trước khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.

Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra.

- Mặt khách quan: Vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội tuy thấy chính hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra còn có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hành vi vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

Tội vô ý làm chết người là tội phạm có cấu thành vật chất, vì vậy hậu quả chết người xảy ra là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vô ý.

Đối với tội vô ý làm chết người cần có mối quan hệ ràng buộc giữa hành vi vô ý và hậu quả chết người. Hậu quả của hành vi là nạn nhân chết xuất phát từ hành vi vô ý của người phạm tội gây ra.

Như vậy, đối với hành vi vô ý gây ra hậu quả chết người thì người thực hiện hành vi này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ của hành vi mà người đó sẽ bị kết án tù trong thời hạn là bao nhiêu lâu, trừ trường hợp người đó không có năng lực trách nhiệm hình sự như: chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, bị tâm thần...

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vô ý phạm tội giết người. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ pháp lý một cách tốt nhất.

(Đức Cường)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh,

P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Căn cứ và thủ tục hoãn chấp hành hình phạt tù



Gọi ngay

Zalo