Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

VAY TIỀN KHÔNG TRẢ CÓ PHẢI LÀ HÀNH VI LỪA ĐẢO KHÔNG?

Vay nợ là quan hệ dân sự xảy ra thường xuyên, phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Mặc dù pháp luật đã có những quy định về hợp đồng cho vay tài sản nhưng việc cho vay tài sản không có giấy nợ, biên bản vẫn là hình thức được các bên đương sự thường xuyên sử dụng với lý do người quen hay do số tài sản cho vay không quá lớn dẫn tới ảnh hưởng không nhỏ tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy vay tiền không trả có phải là hành vi lừa đảo không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn để giải đáp thắc mắc trên trong bài viết sau.

I. Cơ sở pháp lý

1. Bộ luật Dân sự năm 2015;

2. Bộ luật Hình sự năm 2015.

II. Nội dung tư vấn

Xác định hợp đồng vay tài sản

Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015, quy định hợp đồng vay tài sản như sau:

"Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

Theo Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Như vậy, trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ của người đi vay. Nếu đến hạn trả nợ nhưng bên vay không trả có 02 trường hợp xảy ra như sau:

- Trường hợp 1: Bên vay không trả nợ do không có khả năng chi trả và không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp dân sự. Để đòi lại được tiền, bên cho vay có thể đến Tòa án dân sự để thực hiện thủ tục kiện đòi tài sản.

- Trường hợp 2: Nếu bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Vay tiền không trả cấu thành tội phạm gì?

Như đã phân tích trên, vay tiền nhưng không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Cụ thể, tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, các hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gồm:

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Vay tiền không trả có phải là hành vi lừa đảo không?

Thứ nhất, nếu có căn cứ chứng minh rằng người vay tiền đã lừa dối khiến bạn tin tưởng và cho vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu thì cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai, đối với trường hợp ban đầu bên cho vay và bên vay đã giao kết hợp đồng vay tiền tự nguyện, thiện chí, sau đó bên vay mới phát sinh ý định chiếm đoạt tài sản thì hành vi này lại không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Xác định nội dung tin nhắn có phải là chứng cứ:

Về chứng cứ, pháp luật hình sự hiện hành cũng đã quy định dữ liệu điện tử là một nguồn chứng cứ. Cụ thể tại Điều 87, Điều 99 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Tuy nhiên, về phương pháp thu thập và đánh giá loại chứng cứ này mới dừng lại ở những quy định chung mà chưa có quy định riêng chi tiết. Vậy nên nhìn chung các dữ liệu điện tử sẽ được coi là chứng cứ nếu đảm bảo các thuộc tính chung như: tính khách quan, tính hợp pháp và tính liên quan đến hành vi phạm tội của đối tượng.

Theo đó, những đoạn tin nhắn qua điện thoại hoặc các trang mạng xã hội khác có thể được coi là một nguồn chứng cứ. Những đoạn tin nhắn này sẽ trở thành chứng cứ nếu chúng đảm bảo nội dung mà chúng phản ánh là những gì có thật, phản ánh trung thực những tình tiết của vụ việc đã xảy ra, không bị xuyên tạc, bóp méo hay suy đoán, tưởng tượng theo ý chí chủ quan. Đồng thời, nội dung những đoạn tin nhắn này phải có mối liên hệ trực tiếp, xác định có tồn tại sự kiện vay – cho vay tài sản đã được tiến hành và có những hành vi cố tình trốn tránh trả nợ sau đó. Đảm bảo những nội dung này thì những đoạn tin nhắn đang giữ có thể là nguồn chứng cứ và sẽ trở thành chứng cứ hợp pháp nếu được cơ quan có thẩm quyền thu thập và đưa ra đánh giá là có giá trị chứng minh khi khởi tố.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về vấn đề vay tiền không trả có phải là hành vi lừa đảo không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Giàng Giang)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]



Gọi ngay

Zalo