Vấn đề đồng phạm, biện pháp tạm giam, tạm giữ
Kính thưa Quý khách hàng!
Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.
I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.
Khách hàng mong muốn tìm kiếm một công ty hiểu biết về pháp luật để tư vấn pháp lý và thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến vấn đề đồng phạm, biện pháp tạm giam, tạm giữ.
Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn HTC Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn về vấn đề đồng phạm cũng như biện pháp tạm giam, tạm giữ. Sau đây là tư vấn của HTC Việt Nam:
II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:
1. Cơ sở pháp lý:
Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý công ty, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:
Văn bản hợp nhất Bộ luật Hình sự số: 01/VBHN-VPQH;
Bộ luật tố tụng hình sự số: 101/2015/QH13.
2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng một số vấn đề liên quan đến vấn đề đồng phạm, biện pháp tạm giam, tạm giữ
2.1. Vấn đề về đồng phạm
Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về vấn đề đồng phạm như sau:
- Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
- Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức:
- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
- Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
- Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
2.2. Biện pháp tạm giam, tạm giữ
2.2.1. Tạm giam
Biện pháp tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong tố tụng hình sự, khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại…
Điều 119 BLTTHS 2015 quy định về biện pháp tạm giam như sau: Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp: a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
Thời hạn tạm giam để điều tra được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự. Cụ thể:
- Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
2.2.2. Tạm giữ
Biện pháp tạm giữ là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng. Biện pháp tạm giữ hạn chế tự do thân thể trong một thời hạn nhất định.
Cũng như các biện pháp ngăn chặn khác, áp dụng biện pháp tạm giữ nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án.
Điều 117 BLTTHS 2015 quy định các đối tượng có thể bị tạm giữ như sau: Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Thời hạn tạm giữ thường không quá 03 ngày. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng tối đa không quá 09 ngày. Trường hợp gia hạn thời hạn tạm giữ cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát
3. Báo giá chi phí:
Vui lòng liên hệ qua sđt : 0989.386.729 hoặc email: [email protected] để được báo giá chi tiết.
III. Bảo mật
Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.
Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Đình Quang Sang - 160; Ngày viết 13/07/2021)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Quy định về các trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa trong vụ án hình sự
- Tiêu tiền có được từ hành vi phạm tội có bị xử lý hình sự?