Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BỊ CAN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Quyền và nghĩa vụ của bị can đang là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của mọi người. Chính những quyền và nghĩa vụ đó sẽ giúp bảo đảm quyền con người, tính công bằng và tính pháp lý cao trong xét xử. Vậy quyền và nghĩa vụ của bị can được thể hiện như thế nào? Nó đã thực sự biểu hiện đầy đủ và phù hợp nhất hay chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Quyền và nghĩa vụ của bị can được quy định tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

1. Quyền của bị can trong tố tụng hình sự

Khoản 2. Điều 60 bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bị can như sau:

"1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

2. Bị can có quyền:

a) Được biết lý do mình bị khởi tố;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng."

Theo quy định trên của pháp luật, có thể thấy, bị can có các quyền sau:

- Thứ nhất, quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì

Bị can phải được giao nhận bản sao quyết định khởi tố và được giải thích về quyền và nghĩa vụ của họ. Trong trường hợp có sự thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can cũng phải được thông báo. Khi được biết mình bị khởi tố về tội gì và vì sao mình lại bị khởi tố thì bị can mới thực hiện được quyền bào chữa của mình. Việc giải thích cho bị can biết về điều đó có ý nghĩa làm sáng tỏ, rõ ràng, đáp ứng quyền của bị can, giúp bị can chủ động trong việc thực hiện quyền bào chữa của mình. Đồng thời, trách nhiệm giải thích trong trường hợp này thuộc về cơ quan điều tra, viện kiểm sát.

- Thứ hai, quyền được giao nhận bản sao quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, quyền được “Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu”

Bị can phải được biết lý do mình áp dụng biện pháp ngăn chặn và được quyền khiếu nại về quyết định đó. Bị can cũng cần được thông báo nếu có sự thay đổi trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Bị can có quyền được đọc các bản sao tài liệu liên quan đến việc bào chữa của mình, bảo đảm cho việc bị can có thể xem xét được rõ ràng tất cả các tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội cũng như việc bào chữa sau khi kết thúc. Từ đó, sẽ giúp khắc phục những thiếu sót và không đầy đủ trong quá trình điều tra cũng như việc tiến hành điều tra được khách quan và toàn diện. Điều này sẽ nâng cao hơn trách nhiệm của Điều tra viên trong quá trình điều tra vụ án.

- Thứ ba, quyền được đưa chứng cứ, tài liệu, đồ vật và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.

Bị can có quyền này để chứng minh là mình không có tội hoặc trình bày những tình tiết, lý do để giảm nhẹ tội cho mình. Chứng cứ mà bị can đưa ra cũng phải được tôn trọng như những chứng cứ khác của vụ án, sau khi đưa ra những chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, để có thể tự gỡ tội cho mình hoặc dùng làm tình tiết giảm nhẹ, bị can có quyền trình bày ý kiến của mình về những vật đó, và nếu cần thiết có thể yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá về tính xác thực, đúng đắn của những vật này.

2. Nghĩa vụ của bị can trong tố tụng hình sự

Nghĩa vụ của bị can được quy định tại Khoản 3, Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, bao gồm:

- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Như vậy, bên cạnh quyền thì bị can cũng cần thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật hình sự quy định để bảo đảm việc chấp hành pháp luật và tính pháp lý trong quá trình tố tụng.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

(OANH TRẦN)



Gọi ngay

Zalo