Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CHO ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA BỊ HẠI

Hà Nội, ngày tháng năm 20

THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Số: /TTV-HTC Việt Nam

V/v: Tư vấn bảo vệ quyền và lợi ích cho đại diện hợp pháp của bị hại


Kính gửi:

Công ty

Địa chỉ:

Số điện thoại liên lạc:

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (“HTC Việt Nam”) xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Qua tiếp xúc, trao đổi thông tin, chúng tôi được biết Quý khách hàng là đại diện hợp pháp của bị hại trong vụ án hình sự. Quý khách hàng mong muốn chúng tôi tư vấn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đại diện hợp pháp của bị hại theo quy định pháp luật hiện hành.

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM.

1. Cơ sở pháp lý

Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý khách hàng, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ quy định tại các văn bản sau:

Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13.

2. Nội dung tư vấn của HTC Việt Nam

2.1. Khái niệm bị hại, đại diện hợp pháp của bị hại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 BLTTHS năm 2015, bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

Về đại diện hợp pháp của bị hại, BLTTHS năm 2015 không quy định cụ thể khái niệm trên. Tuy nhiên theo pháp luật về tố tụng, có thể hiểu đại diện hợp pháp của bị hại là cá nhân thay mặt bị hại tham gia các giai đoạn tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử,…) để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị hại.

Thông thường cá nhân là bị hại sẽ trực tiếp tham gia tố tụng. Tuy nhiên trường hợp bị là cá nhân hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của người bị hại được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp của cá nhân đó.

Trường hợp cơ quan, tổ chức là bị hại có sự chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thì người đại diện theo pháp luật hoặc tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó có những quyền và nghĩa vụ của bị hại theo quy định.

2.2. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp của bị hại theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Đại diện hợp pháp của bị hại khi tham gia tố tụng sẽ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của bị hại quy định tại Điều 62 BLTTHS, theo đó:

* Quyền của người đại diện hợp pháp của của bị hại:

Theo khoản 2 Điều 62 BLTTHS, người đại diện hợp pháp của bị hại có các quyền sau:

- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

- Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

- Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường

- Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;

- Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

- Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

* Nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp của bị hại:

Theo khoản 3 Điều 65 BLTTHS, người đại diện hợp pháp của bị hại có các nghĩa vụ sau:

- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

2.3. Quyền được yêu cầu Luật sư bảo vệ của đại điện hợp pháp của bị hại

Pháp luật quy định cho bị hại có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu để tự bảo vệ mình trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên không phải lúc nào bị hại cũng có khả năng tự bảo vệ mình. Vì vậy, BLTTHS năm 2015 đã quy định bị hại có quyền nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp để thay mặt bị hại bảo vệ quyền lợi của mình.

Người đại diện hợp pháp của bị hại khi tham gia tố tụng được thừa kế các quyền và nghĩa vụ của bị hại. Theo đó trong trường hợp không thể tự bảo vệ quyền lợi của bản thân trong quá trình tham gia tố tụng, người đại diện hợp pháp của bị hại hoàn toàn có quyền nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thay mặt bảo vệ quyền lợi của mình.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 84 BLTTHS, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại có thể là: Luật sư, người đại diện, bào chữa viên nhân dân hoặc trợ giúp viên pháp lý. Trong đó Luật sư là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng, hiểu biết sâu sắc các quy định của pháp luật cũng như kinh nghiệm tham gia nhiều vụ việc thực tế sẽ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho người đại diện hợp pháp của bị hại.

Tham gia bảo vệ cho đại diện hợp pháp của bị hại, Luật sư sẽ có các quyền sau (khoản 3 Điều 84 BLTTHS):

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Yêu cầu giám định, định giá tài sản;

- Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người đại diện hợp pháp của bị hại; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người đại diện hợp pháp của bị hại sau khi kết thúc điều tra;

- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

- Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Như vậy có thể thấy người đại diện của bị hại hoàn toàn có thể tự bảo vệ mình theo quy định pháp luật. Đồng thời họ còn có quyền yêu cầu sự trợ giúp từ Luật sư để đảm vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2.4 Báo giá chi phí dịch vụ

IV. BẢO MẬT.

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý khách hàng.

Trân trọng!


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Tư vấn quy định của pháp luật về đại diện

Quyền của bị hại theo quy định của pháp luật hiện hành

Tư vấn thủ tục mời luật sư bào chữa trong vụ án hình sự



Gọi ngay

Zalo