Tội làm giả giấy tờ: Làm sao để giảm nhẹ hình phạt?
Tội làm giả giấy tờ: Làm sao để giảm nhẹ hình phạt?
Việc làm giả giấy tờ của các cơ quan, tổ chức của nhà nước có thể vì nhiều mục đích sử dụng hoặc lừa đảo khác nhau. Hành vi này hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng giấy tờ giả, làm giả giấy tờ theo quy định của luật hình sự.
1. Tội sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức bị phạt thế nào?
"Tội sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức" được quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nếu thực hiện hành vi của mình.
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Về mức hình phạt
Khung thứ nhất (khoản 1)
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Khung thứ hai (khoản 2)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Khung thứ 3 (khoản 3)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung (khoản 4)
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
2. Hình phạt khi làm giấy tờ giả của ngành công an?
Căn cứ theo quy định tại điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Theo đó, trong trường hợp trên, bạn đã có hành vi làm giả dấu và các tài liệu, giấy tờ của ngành công an. Ngoài ra bạn đã thực hiện hành vi làm giả này nhiều lần (cụ thể là 3 lần). Vì vậy bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) với khung hình phạt từ 2 đến 5 năm tù, có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Mặc dù bạn không biết rõ mục đích làm giả của người thanh niên kia là lừa đảo, nhưng bạn lại biết rõ hành vi làm giả đó là trái pháp luật mà vẫn thực hiện nên bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Môi giới làm giấy tờ giả có phạm tội không?
Căn cứ theo quy định tại điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và theo như phần trình bày của bạn, bạn của bạn có thể bị bắt đối với hành vi làm giả giấy tờ theo như quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự như trên. Hơn nữa, việc làm giả giấy tờ này bạn của bạn không phải chỉ tiến hành một lần, mà là tham gia vào một đường dây trộm cắp xe gian.
Như vậy, lúc này, để xác định được chính xác bạn của bạn phải chịu mức hình phạt như thế nào cần phải xem xét một số điều kiện khách quan khác để xác định hành vi này có phải là đồng phạm đối với tội trộm cắp tài sản hay không. Bởi nếu ngoài việc giúp làm giấy tờ giả để tiêu thụ xe gian ra bạn của bạn có thực hiện hành vi nào khác thúc đẩy việc trộm cắp xe hay không, việc này sẽ quyết định hành vi bạn của bạn có cấu thành tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức hay không. Hoặc nếu không, bạn của bạn ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm giả giấy tờ thì còn có thể bị truy cứu đối với hành vi che giấu tội phạm theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự như sau:
Điều 18. Che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì người bị tạm giam chỉ bị khởi tố khi có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan có thẩm quyền. Còn đối với trường hợp bạn của bạn, nếu chưa có quyết định khởi tố, quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bạn của bạn mới chỉ đang xác định là nghi can.
Đối với việc thăm gặp người bị tam giam:
Về việc thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam: Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định về việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại Điều 22 Như vậy, người thân có thể thăm gặp người đang bị tạm giam, tạm giữ nhưng phải trong điều kiện phù hợp và được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ sở giam giữ.
Về vấn đề bảo lĩnh cho bạn của bạn được điều tra tại ngoại:
Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về điều kiện và thủ tục bảo lĩnh như sau:
Tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng Hình sự số 19/2003/QH11 của Quốc hội quy định về điều kiện và thủ tục bảo lĩnh (bảo lãnh) như sau:
Điều 121. Bảo lĩnh
1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
Như vậy, đối với việc bảo lĩnh người đang bị tạm giam thì phải do người thân thích của họ thực hiện, và phải có ít nhất hai người tham gia bảo lĩnh. Vì vậy, để được bảo lĩnh cho bạn của bạn, thì bạn có thể trao đổi với người thân của họ để thực hiện thủ tục, theo đó, người nhà của người bị tạm giữ sẽ làm đơn bảo lĩnh gửi lên cơ quan hiện đang thụ lý vụ án, Tuy nhiên việc cho bạn của bạn được bảo lĩnh hay không tại giai đoạn điều tra do Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ phạm tội của người này. Gia đình bạn của bạn có thể cử ra ít nhất hai người (đáp ứng các điều kiện nói trên) làm đơn xin bảo lãnh cho người nhà họ tại ngoại, đơn này phải có xác nhận của UBND cấp xã - nơi người bảo lãnh cư trú, sau đó gửi đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để được xem xét giải quyết.
4. Tái phạm tội sản xuất giấy tờ giả bị phạt thế nào?
Điều 341, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Em bạn đã bị phạt tù một lần vì tội sản xuất giấy tờ giả trước đó. Sau khi ra tù em bạn lại tiếp tục thực hiện hành vi sản xuất giấy tờ giả và để bị bắt. Như vậy đây là lần thứ hai em bạn đã bị bắt về cùng một tội phạm.
Tuy nhiên, bản án lần thứ nhất về cùng tội danh này em bạn đã chấp hành xong nên do đó, lần thứ 2 này cũng sẽ căn cứ theo nội dung quy định về tội danh trên theo Điều 341 để xác định khung hình phạt cho em bạn. Ngoài ra, vì lý do trước đó em bạn đã từng bị chấp hành án phạt tù về tội danh này nên xét về nhân thân cũng sẽ bị bất lợi liên quan đến việc thu thập các tình tiết giảm nhẹ trong quá trình xét xử.
5. Giải đáp pháp luật về hành vi làm và sử dụng giấy tờ giả?
Giả mạo chữ ký có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm, điều đó phụ thuộc vào mục đích thực hiện hành vi phạm tội của chủ thể . Ở đây , hành vi giả mạo chữ ký nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phạm Thị Thương; Ngày viết: 03/10/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
___________________________________________________
Các bài viết liên quan:
Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tư vấn mức xử phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản