Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Quyền lợi của bị can trong vụ án buôn bán ma túy

Quyền lợi của bị can trong vụ án buôn bán ma túy

Trong những năm gần đây, buôn bán ma túy trở thành một vấn nạn, thách thức đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng mà còn tác động mạnh mẽ đến an ninh, trật tự và sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên không vì thế mà các bị can trong vụ buôn bán ma túy bị tước đi quyền lợi của mình, việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị can không chỉ là một yêu cầu của pháp luật mà còn phản ánh tính nhân đạo và công bằng trong một xã hội dân chủ. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về quyền lợi của bị can trong vụ án buôn bán ma túy.

Quyền lợi của bị can trong vụ án buôn bán ma túy

1. Bị can là gì?

Nghi can, nghi phạm, bị can, bị cáo là những thuật ngữ phổ biến trong tố tụng hình sự, tuy nhiên hiện nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn về các thuật ngữ này. Tùy vào từng giai đoạn tố tụng sẽ có những tên gọi khác nhau đối với những người bị buộc tội và họ sẽ có những quyền, nghĩa vụ khác nhau tại mỗi giai đoạn.

"Nghi can" và "nghi phạm" là hai thuật ngữ phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp lý liên quan khác lại không có quy định về hai thuật ngữ này.

Nghi can có thể được hiểu là người bị cơ quan điều tra nghi ngờ là người liên quan đến vụ án, chưa có dấu hiệu phạm tội rõ ràng và không có lệnh bị bắt để điều tra.

Nghi phạm có thể được hiểu là người bị cơ quan điều tra nghi ngờ là tội phạm, có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đủ chứng cứ chứng minh và đã có lệnh bị bắt để điều tra.

Thuật ngữ “bị can” và “bị cáo” được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự, theo đó

Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự, có quyết định khởi tố của Viện kiểm sát.

Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử.

2. Quyền lợi của bị can tròn vụ án buôn bán ma túy.

Quyền của bị can được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiêu biểu có thể kể đến một số quyền sau:

2.1. Quyền được biết lý do mình bị khởi tố.

Đây là quyền mới được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, là một trong những quyền cơ bản của bị can, đặc biệt trong các vụ án ma túy, nơi các cáo buộc thường nghiêm trọng và phức tạp. Quyền được biết lý do mình bị khởi tố giúp cho bị can nắm bắt được thông tin, chủ động trong việc thực hiện quyền, cũng như tìm hiểu, chuẩn bị những chứng cứ chứng minh cho bản thân. Điều này thể hiện sự công bằng, bình đẳng trong pháp luật Tố tụng hình sự, tạo điều kiện để bị can thực hiện các quyền tiếp theo.

2.2. Quyền được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ.

Khi bị khởi tố, bị can có quyền được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình. Việc nắm bắt, hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ sẽ giúp cho bị can chủ động trong quá trình thực hiện quyền, bảo đảm sự công bằng. Bên cạnh đó đây cũng là một cơ chế giám sát hoạt động của cơ quan tố tụng khi mà nắm bắt được quyền của mình, bị can sẽ biết được cơ quan nhà nước có thực hiện đúng nghĩa vụ để đảm bảo quyền lợi của mình hay không. Nếu có sai phạm sẽ khiếu nại, yêu cầu thực hiện cho đúng theo quy định của pháp luật. Khi được giải thích về các nghĩa vụ trong quá trình tố tụng, giúp bị can biết được những hành vi nào là trái với quy định pháp luật, thực hiện cho đúng, giúp quá trình điều tra, tố tụng thực hiện một cách nhanh gọn, hợp lý, tránh những hậu quả pháp lý không đáng có xảy ra.

2.3. Quyền được nhận quyết định tố tụng.

Các quyết định tố tụng có thể là quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định pháp luật Tố tụng hình sự.

Việc được nhận quyết định tố tụng giúp bị can nắm được tiến trình tố tụng, là điều kiện thực hiện quyền khác đặc biệt là quyền được bào chữa, thể hiện sự công khai, minh bạch trong quá trình tố tụng. Việc giao nhận quyết định tố tụng phải tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo bi can được nhận quyết định này trong thời gian sớm nhất.

2.4. Quyền được trình bày lời khai, đưa ra chứng cứ.

Quyền được trình bày lời khai, trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ tài liệu và không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội là một trong những quyền của bị can trong quá trình tố tụng hình sự. Lời khai của bị can là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng của vụ án và không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình, bị can có thể khai thác tình tiết có lợi cho bản thân và các cá nhân, cơ quan tiến hành tố tụng không được sử dụng biện pháp dùng hình trái pháp luật để ép bị can phải đưa ra những lời khai chống lại mình. Sự im lặng không khai báo của bị can không phải là căn cứ tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với họ.

2.5. Quyền được đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Theo quy định pháp luật, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người chứng kiến không được tham gia tố tụng nếu có lý do cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ. Khi có căn cứ rõ ràng chứng mình được những chủ thể trên không vô tư, khách quan trong quá trình tố tụng, bị can có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người chứng kiến. Điều này giúp cho quá trình tố tụng được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bị can cũng như chủ thể khác trong quá trình tố tụng.

2.6. Quyền được bào chữa.

Tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa là phương tiện pháp lý giúp bị can bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, quyền được bào chữa phát sinh khi có quyết định khởi tố bị can trong vụ án buôn bán ma túy. Bị can có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Quyền nhờ người khác bào chữa trong Bộ luật Tố tụng hình sự bao gồm 2 khía cạnh, bị can có thể nhờ người bào chữa để bào chữa cho mình và trong một số trường hợp đặc biệt nếu bị can không nhờ người bào chữa, cơ quan tiến hành tố tụng cử người bào chữa cho bị can theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự, theo đó trong trường hợp bị can về tội buôn bán ma túy quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; bi can là người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị tổ chức mà luật quy định để tiến hành bào chữa cho bị can.

2.7. Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng.

Các quyết định tố tụng có thể bị khiếu nại là các quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của các chủ thể trên. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bị can nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà bị can cho rằng có vi phạm pháp luật thì bị can phải tiến hành khiếu nại. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Quyền khiếu nại giúp bị can bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, yêu cầu xem xét lại các quyết định hoặc hành vi tố tụng mà họ cho là vi phạm pháp luật. Quyền này yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng phải làm việc một cách công khai, minh bạch, giải thích rõ ràng về các quyết định của mình từ đó góp phần giúp quá trình điều tra, tố tụng được thực hiện một cách có hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các án oan sai.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Ngô Minh Ánh; Ngày viết: 07/10/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

_______________________________________________

Các bài viết liên quan:

- trong trường hợp bị khởi tố bị can về hành vi phạm tội thì cần làm gì

- tư vấn về quyền và nghĩa vụ của bị can trong tố tụng hình sự

- mức xử lý đối với hành vi mua bán cần sa trái phép?

- tại sao cần có luật sư dành cho bị can trong giai đoạn điều tra?

- tư vấn về tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của pháp luật hiện hành



Gọi ngay

Zalo