Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Những điều cần biết về lời nói sau cùng của bị cáo

Những điều cần biết về lời nói sau cùng của bị cáo

Thực tế rong các phiên tòa, giây phút bị cáo nói lời nói sau cùng là khoảnh khắc nặng nề nhất, phòng xử án như lặng đi trong tiếng khóc nấc của bị cáo và người thân của họ. Còn những người dự khán, có lúc không dám nhìn bởi sợ chứng kiến cảnh tượng đau lòng. Không ít vụ án li kì nhưng cũng đầy bi đát. Những vụ án ấy khiến những người dự khán không ít lần phải rơi nước mắt theo bị cáo. Chỉ vì phút nông nổi không kiềm chế được bản thân mà họ đã gây ra tội lỗi. Vậy lời nói sau cùng của bị cáo là gì? Quy định pháp luật về lời nói sau cùng của bị cáo như thế nào?

Những điều cần biết về lời nói sau cùng của bị cáo

1. Lời nói sau cùng của bị cáo là gì?

Lời nói sau cùng của bị cáo là lời trình bày của bị cáo tại phiên tòa sau khi chủ phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận.

Bị cáo tham gia tố tụng kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Và khái niệm bị cáo không đồng nghĩa với khái niệm chủ thể của tội phạm. Bị cáo cũng không phải là người có tội. Họ chỉ trở thành người có tội nếu sau khi xét xử họ bị Tòa án ra bản án kết tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi kết thúc tranh luận, Bị cáo được trình bày lời nói sau cùng để thực hiện quyền tự bào chữa của mình trước khi hội đồng xét xử vào phòng nghị án.

Quy định về bị cáo được trình bày lời nói sau cùng trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án được quy định tại Thông tư số 2225/HCTP ngày 24.10.1956 của Bộ Tư pháp về chấn chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa của bị cáo và Thông tư số 06/TC ngày 09.9.1967 của Toà án nhân dân tối cao về việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Theo đó, bị cáo được trình bày lời nói sau cùng để thực hiện quyền tự bào chữa của mình trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án. Quy định này được pháp điển hoá và ghi nhận tại Điều 34 và Điều 194 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Điều 210 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và quy định pháp luật hiện hành được áp dụng là điều 324 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015. Trong lời nói sau cùng, bị cáo được trình bày những vấn đề mà họ cho là cần thiết nhất đối với mình để đề nghị Hội đồng xét xử xem xét khi nghị án.

` Điều 324. Bị cáo nói lời sau cùng

1. Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận.

2. Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc hỏi. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.

2. Quyền của bị cáo khi nói lời sau cùng:

Thứ nhất, về quyền của bị cáo

Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Hai là, tham gia phiên tòa.

Ba là, được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 61 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Bốn là, đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa.

Năm là, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

Sáu là, trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.

Bảy là, tự bào chữa, nhờ người bào chữa.

Tám là, trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.

Chín là, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa.

Mười là, nói lời sau cùng trước khi nghị án.

Mười một là, xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa.

Mười hai là, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án.

Mười ba là, khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Ngoài ra, bị cáo còn có các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về nghĩa vụ của bị cáo

Một là, có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

Hai là, chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án

Thứ ba, quyền của Bị cáo nói lời sau cùng

Tại Điều 324 sau cùng Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

1. Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận.

2. Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc hỏi. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo

Theo đó việc Quy định bị cáo được nói lời sau cùng nhằm mục đích để cho bản thân họ nói lên quan điểm của mình về vụ án trên thực tế, các vấn đề liên quan khác trong vụ án. Điều này còn mang tính nhân đạo sâu sắc của pháp luật, theo đó các cơ quan và người tiến hành tố tụng phải tôn trọng để họ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về vấn đề này.

Ví dụ như Nếu bị cáo nhận tội thì có thể đề nghị hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt hoặc cho hưởng án treo hay nêu không nhận tội thì đề nghị hội đồng xét xử lưu ý các chứng cớ gỡ tội theo quy định của pháp luật

Trong một phiên tòa xét xử khi bị cáo nói lời sau cùng theo quy định của pháp luật thì Hội đồng xét xử không được đặt câu hỏi và hạn chế thời gian trình bày của bị cáo nhưng có quyền yêu cầu bị cáo không nhắc lại chỉ tiết những vấn đề đã được xét hỏi và bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án theo quy định. Đối với các trường hợp nếu trong lời nói sau cùng bị cáo muốn trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi và sau đó Hội Đồng xét xử lại cho tranh luận về những vấn đề mới được xét hỏi theo quy định của pháp luật.

3. Ý nghĩa của lời nói sau cùng của bị cáo

Quy định bị cáo được nói lời sau cùng nhằm mục đích để cho bản thân họ nói lên quan điểm của mình về vụ án, các vấn đề liên quan khác. Điều này còn mang tính nhân đạo sâu sắc của pháp luật, do đó cơ quan và người tiến hành tố tụng phải tôn trọng để họ thực hiện theo đúng quy định.

Quy định của pháp luật về lời nói sau cùng của bị cáo qua các lần sửa đổi

Căn cứ theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự 1988, có quy định:

Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ toạ phiên toà tuyên bố kết thúc tranh luận.

Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án, nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi.

Căn cứ theo quy định tại Điều 220 Bộ luật hình sự 2003, có quy định:

Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận.

Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án, nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.

Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án, thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi.

Căn cứ theo quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự 2015, có quy định:

1. Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận.

2. Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc hỏi. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Bùi Phạm Hồng Ngọc; Ngày viết: 10/08/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

____________________________________________

Xem thêm các bài viết liên quan

Những lợi ích cần biết khi mời luật sư tư vấn về cầm cố tài sản?

Những lợi ích khi tham vấn luật sư tư vấn về hủy bỏ hợp đồng dân sự

Tại sao nên mời luật sư tư vấn về bảo vệ quyền sở hữu tài sản?

Những lợi ích của việc mời Luật sư tư vấn khi tiến hành kháng cáo bản án, quyết định dân sự sơ thẩm

Có nên mời Luật sư từ giai đoạn khởi kiện vụ án dân sự không?



Gọi ngay

Zalo