Nhận hối lộ bằng tiền ảo, tài sản kỹ thuật số: Pháp luật có theo kịp?
- Tiền ảo
1.1. Tiền ảo là gì?
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa ban hành quy định cụ thể để giải đáp cho câu hỏi "tiền ảo là gì". Tuy nhiên, ta có thể hiểu về nó thông qua định nghĩa của Ngân hàng Trung ương Châu Âu như sau:
Tiền ảo là đại diện kỹ thuật số về giá trị mà không phải do Ngân hàng Trung ương hay cơ quan công quyền phát hành, và cũng không nhất thiết phải gắn với tiền tệ fiat (tiền định danh), nhưng được các thể nhân hoặc pháp nhân chấp nhận như một phương tiện thanh toán và có thể được chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử.
Qua định nghĩa trên, ta có thể hiểu đơn giản rằng tiền ảo là một loại tiền chỉ có sẵn ở dạng điện tử và không được phát hành bởi chính phủ. Loại tiền này thường chỉ được phát hành, quản lý và kiểm soát bởi các nhà phát hành tư nhân, các nhà phát triển hoặc tổ chức sáng lập.
Tiền ảo sẽ được giao dịch thông qua phần mềm cho phép giao dịch tiền ảo, ứng dụng trên di động hoặc máy tính hoặc thông qua ví điện tử chuyên dụng và các giao dịch xảy ra trên internet.
1.2. Rủi ro đến từ việc chưa có “danh phận” chính thức cho tiền ảo
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định tiền ảo có phải là tài sản hay hàng hoá theo quy định của pháp luật hay không. Ở đây, tác giả đồng quan điểm với việc xác định tiền ảo không phải là tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và cũng không phải là hàng hoá theo quy định của Luật Thương mại 2005.
Tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.”
Theo định nghĩa nêu trên, tài sản chỉ được tồn tại dưới các dạng:
– Vật: Trong quan hệ pháp luật dân sự, không phải mọi vật đều được xem là tài sản. Vật được coi là tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự là vật tồn tại dưới dạng vật chất, con người có thể chi phối, kiểm soát và khai thác công dụng phục vụ cho nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của mình.
– Tiền: Tiền không những có chức năng trao đổi, thanh toán, dự trữ và còn thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Ở Việt Nam, chỉ duy nhất Nhân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền phát hành tiền, bất kì ai cũng có quyền sử dụng đồng tiền, phạm vi sử dụng rộng rãi trên phạm vi lãnh thổ.
– Giấy tờ có giá: Là những giấy tờ có giá trị như trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm,…
– Quyền tài sản: Là các quyền trị giá được bằng tiền, có thể chuyển giao được trong quan hệ pháp luật dân sự như: Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại,….
Theo như quy định pháp luật được trích dẫn và phân tích nêu trên, có thể thấy các đặc tính của tiền ảo đều không thỏa mãn một trong bốn dạng tồn tại của tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự. Vì vậy, tiền ảo không được xem là tài sản theo trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam.
Việc chưa có quy định nào của pháp luật dân sự khẳng định tiền ảo là một loại tài sản dẫn đến những hệ quả tiếp theo là các quan hệ dân sự như sở hữu, thừa kế, hợp đồng hay bồi thường thiệt hại liên quan đến tiền ảo cũng gần như rơi vào “khoảng trống”, không có cơ chế để giải quyết một cách phù hợp.
1.3. Nhận hối lộ bằng tiền ảo: Chiêu thức mới của tội phạm tham nhũng
Việc nhận hối lộ bằng tiền ảo, tài sản kỹ thuật số có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như:
- Chuyển tiền qua ví điện tử ẩn danh, khó truy xuất.
- Thanh toán bằng tiền mã hóa qua các hợp đồng thông minh (smart contracts) nhằm che giấu dấu vết giao dịch.
- Quy đổi tài sản hối lộ sang NFT (Non-Fungible Token) hoặc các dạng tài sản kỹ thuật số khác.
Những phương thức này giúp kẻ gian lách luật, che giấu nguồn tiền bất hợp pháp, gây khó khăn cho công tác điều tra.
2. Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về hành vi nhận hối lộ bằng tiền ảo, tài sản kỹ thuật số?
Mặc dù chưa có quy định cụ thể về hành vi nhận hối lộ bằng tiền ảo, nhưng pháp luật Việt Nam đã xác định rõ những người nhận quà tặng hoặc lợi ích trái phép đều bị xử lý theo quy định:
Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc trung gian nhận hoặc sẽ bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, nêu rõ:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”
Bên cạnh đó, Theo điểm b Khoản 1 và điểm b Khoản 2 thuộc Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định về hành vi tham nhũng là “hành vi nhận hối lộ”, cụ thể:
“Điều 2. Các hành vi tham nhũng
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
b) Nhận hối lộ;
2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
b) Nhận hối lộ;”
Như vậy, Nhận hối lộ bằng tiền ảo, tài sản kỹ thuật số là một thách thức mới đối với công tác phòng chống tham nhũng. Dù pháp luật hiện hành đã có các quy định xử lý hành vi tham nhũng, nhưng chưa bao quát đầy đủ hình thức hối lộ phi truyền thống này. Do đó, việc bổ sung các quy định pháp luật chặt chẽ hơn là cần thiết để đảm bảo tính nghiêm minh và phù hợp với sự phát triển của công nghệ. Các doanh nghiệp và cá nhân cũng cần nâng cao nhận thức về rủi ro pháp lý khi tham gia vào các giao dịch tài sản số.
______________________________________________________________________________
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phạm Thu Hằng; Ngày viết: 25/02/2025)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: hotmail@htcvn.vn
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
________________________________________________________________________________
Các bài viết liên quan
- Tội nhận hối lộ được quy định như thế nào trong luật hình sự hiện hành
- Kẻ đưa hối lộ phải nhận hình phạt nào theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015.
- Tiền điện tử là gì? giao dịch tiền điện tử có bị cấm không?