Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

NGƯỜI TỐ GIÁC, BÁO TIN VỀ TỘI PHẠM

NGƯỜI TỐ GIÁC, BÁO TIN VỀ TỘI PHẠM

Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thì kéo theo đó là sự gia tăng tội phạm trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc tố giác, báo tin về tội phạm là quyền, trách nhiệm của mọi người dân đã góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống, xử lý tội phạm; nhằm đem lại cuộc sống yên bình trong nhân dân. Những quy định pháp luật hình sự từ năm 2015 đến nay về người tố giác, báo tin về tội phạm cơ bản đã đảm bảo được những quyền lợi, cơ chế bảo vệ cho người tố giác, báo tin về tội phạm.

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật hình sự năm 2015;

- Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015;

- Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017;


2. Tư vấn

Tố giác và tin báo về tội phạm là những cơ sở để xác định dấu hiệu tội phạm, cơ sở để khởi tố vụ án hình sự. Tố giác về tội phạm chỉ được thực hiện bởi cá nhân khi phát hiện hành vi mà cá nhân đó cho rằng có dấu hiệu tội phạm và tố cáo hành vi tội phạm đó với cơ quan có thẩm quyền. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể được thực hiện bằng lời hoặc bằng văn bản; có thể trực tiếp, qua thư, điện thoại, bằng văn bản. Trường hợp nạn nhân, người bị hại trình báo về sự kiện phạm tội liên quan đến họ cũng được coi là tố giác tội phạm.

1. Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

Mọi tố giác, tin báo về tội phạm phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Cơ quan tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm gồm có: Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát các cấp; Công an xã, phường, thị trấn; Đồn công an; Trạm công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Có thể thấy, để tạo điều kiện cho việc tố giác, tin báo về tội phạm thì các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo là rất rộng. Không chỉ có các cơ quan chính nêu trên mà còn có cả cơ quan, tổ chức khác, ví dụ: Thi hành án dân sự, Hội phụ nữ, cơ quan tư pháp, cơ quan quản lý về đất đai, Hội nông dân… Điều này thể hiện tính rộng rãi của việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Các cơ quan, tổ chức đã tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm đều phải chuyển ngay những thông tin đã tiếp nhận đến cơ quan điều tra bằng văn bản.

2. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

- Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình. Trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là không có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

- Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.

Trường hợp thấy không đúng thẩm quyền của mình thì cơ quan đã tiếp nhận thông tin về tội phạm, kể cả cơ quan điều tra, viện kiểm sát, Tòa án đều phải thông báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó.

3. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm:

- Đối với cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết Thủ trưởng cơ quan điều tra, cấp trưởng cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, phân công điều tra viên, cán bộ điều tra thuộc quyền thụ lý, giải quyết. Hoặc ra quyết định phân công cấp Phó tổ chức chỉ đạo, thụ lý, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp có thẩm quyền.

Đối với tố giác, tin báo về tội phạm sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu của tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra, cấp trưởng của cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự mà không phải ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định nêu trên thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng VKS có thẩm quyền có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 01 tháng.

4. Quyền và nghĩa vụ của người tố giác, tin báo về tội phạm.

- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật về việc tố giác, tin báo về tội phạm, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác, người thân thích khi bị đe dọa.

- Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

- Người tố giác, báo tin về tội phạm phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.

- Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

Trên đây là những nội dung mà người tố giác, tin báo về tội phậm cần biết./.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo