Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​KẺ ĐƯA HỐI LỘ PHẢI NHẬN HÌNH PHẠT NÀO THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015.

KẺ ĐƯA HỐI LỘ PHẢI NHẬN HÌNH PHẠT NÀO THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015.

Trong thời gian qua đã có không ít các vụ án đưa nhận hối lội được đưa tin trên khắp trang mạng xã hội các mặt báo. Thông thường việc đưa hối lộ gắn liền với việc nhận hối lộ và ngược lại. Nhưng thực tế trong một số vụ án xảy ra gần đây, việc chứng minh tội nhận hối lộ gặp rất nhiều khó khăn.Thậm chí dù người đưa, người môi giới đã có lời khai khá rõ ràng nhưng cơ quan chức năng vẫn không thể tìm ra người nhận. Vậy kẻ đưa hối lộ sẽ phải nhận hình phạt nào.

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.


2. Tư vấn

Các dấu hiệu về chủ thể của tội đưa hối lộ

Người phạm tội đưa hối lộ là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.Tội đưa hối lộ không phải là chủ thể đặc biệt, người phạm tội không nhất thiết phải là người có chức tội phạm này trong chương “các tội phạm về chức vụ” là vì khách thể của tội phạm chứ không phải vì chủ thể của tội phạm. Tuy nhiên, người phạm tội đưa hối lộ cũng có thể là người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đưa hối lộ, nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này.

Các dấu hiệu về khách thể của tội đưa hối lộ

Khách thể của tội đưa hối lộ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức mình bị thoái hoá biến chất.

Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội đưa hối lộ

Hành vi khách quan:Hành vi ở đây được thể hiện dưới hình thức đã đưa hoặc sẽ đưa trực tiếp hoặc qua trung gian. Như vậy, hành vi hối lộ cần phải được xác định trước hết bởi hai yếu tố: chủ thể "đưa của hối lộ" và"của hối lộ" của ai. Khi xác định hành vi đưa hối lộ cần phân biệt với hành vi làm môi giới hối lộ trong trường hợp người đưa hối lộ không dùng tiền, tài sản của mình và mục đích đưa hối lộ cũng không đem lại lợi ích cho mình mà đem lại lợi ích cho người mà người đưa hối lộ yêu cầu.

Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội đưa hối lộ

Người phạm tội đưa hối lộ luôn thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Nếu người đưa hối lộ đưa nhầm cho người không có chức vụ quyền hạn thì vẫn cấu thành tội đưa hối lộ, nếu người nhận hối lộ biết người đưa hối lộ nhầm mình là người có chức vụ quyền hạn mà vẫn nhận của hối lộ thì người nhận bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tội đưa hối lộ có động cơ vụ lợi. Mục đích là để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu câu của người đưa hối lộ. Tuy nhiên, động cơ không phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc của tội phạm này.

Căn cứ theo quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 Tội đưa hối lộ 4 khung hình phạt như sau:

– Khung cơ bản có mức phạt là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng trong trường hợp có một trong các tình tiết tăng nặng sau:

+ Phạm tội có tổ chức ;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

+ Dùng tài sản của nhà nước để đưa hối lộ;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

– Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm được áp dụng trong trường hợp của hối lộ trị giá 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.

– Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được áp dụng trong trường hợp của hối lộ trị giá 1 tỷ đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Bài viết trên đây chính là Kẻ đưa hối lộ phải nhận hình phạt nào theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Hoan)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo