Hỗ trợ pháp lý của Luật sư khi nạn nhân là tổ chức hoặc doanh nghiệp bị lừa đảo.
Hỗ trợ pháp lý của Luật sư khi nạn nhân là tổ chức hoặc doanh nghiệp bị lừa đảo.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm cơ hội hợp tác để mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro bị lừa đảo. Việc bị đối tác, khách hàng hoặc nhà cung cấp lừa đảo có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy, khi doanh nghiệp gặp phải tình huống này, họ cần làm những gì để bảo vệ quyền lợi của mình và vượt qua khó khăn?
1. Lừa đảo là gì?
- Lừa đảo là một hành vi gian dối, cố ý nhằm đánh lừa người khác để chiếm đoạt tài sản, lợi ích hoặc gây thiệt hại cho người khác. Những kẻ lừa đảo thường sử dụng các thủ đoạn tinh vi, lợi dụng sự cả tin, thiếu hiểu biết của người khác để đạt được mục đích của mình.
- Các hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay:
+ Lừa đảo qua mạng: Mạo danh người thân, bạn bè để xin tiền, lừa đảo trúng thưởng, lừa đảo mua bán hàng online, lừa đảo qua các ứng dụng, phần mềm...
+ Lừa đảo trực tiếp: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức vay mượn, lừa đảo bán hàng đa cấp, lừa đảo xin việc làm...
+ Lừa đảo qua điện thoại: Giả danh cơ quan nhà nước, ngân hàng để yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, chuyển tiền...
+ Lừa đảo khác: Lừa đảo bất động sản, lừa đảo đầu tư tài chính...
- Các đặc điểm chung của hành vi lừa đảo:
+ Có chủ ý: Kẻ lừa đảo luôn có mục đích rõ ràng là chiếm đoạt tài sản hoặc lợi ích của người khác.
+ Sử dụng thủ đoạn gian dối: Kẻ lừa đảo thường sử dụng những lời nói dối, thông tin sai lệch để đánh lừa nạn nhân.
- Căn cứ Điều 15 Nghị định 144/2021/ NĐ-CP quy định về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân sẽ bị phạt tiền 2 triệu đến 3 triệu đối với hành vi trộm cắp, xâm nhập vào khu vực nhà ở, địa điểm thuộc quản lý của người khác với mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; Công nhiên chiếm đoạt tài sản; dùng thủ đoạn bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản cho vay mượn, thuê tài sản của người khác bằng hợp đồng, mà bản thân có điều kiện để trả nhưng cố tình không trả; sủa dụng tài sản của người khác theo hình thức vay mượn hoặc nhận bằng hình thức hợp đồng nhưng dùng vào mục đích bất chính dẫn đến không trả được nợ.
- Căn cứ theo quy định Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định:
+ Người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng hành vi đã bị xử phạt hành chính nhưng tái phạm; Đã bị kết án về tội cướp tài sản bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cướp giật tài sản; cưỡng đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; lạm dụng uy tín nhằm chiếm đoạt tài sản… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội; Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
+ Người dùng thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 02 triệu đồng - dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm:
+ Người phạm tội có tổ chức, có tính chuyên nghiệp; tài sản chiếm đoạt từ 50 đến dưới 200 triệu đồng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa cơ quan, tổ chức, dùng thủ đoạn xảo quyệt sẽ bị phạt tù từ 2 đến 7 năm.
+ Người có hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 - dưới 500 triệu đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh bị phạt tù từ 07 - 15 năm.
+ Người có hành vi chiếm đoạt tài sản giá trị 500 triệu đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2. Tổ chức hoặc doanh nghiệp cần làm gì khi bị lừa đảo?
- Hiện nay cách thức, hành vi lửa đảo ngày càng chuyên nghiệp khiến nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không bị lợi dụng mất nhiều tài sản có giá trị. Để phòng được những rủi ro này thì cần:
+ Dừng việc chuyển tiền và chặn các liên lạc từ kẻ lừa đảo
+ Liên hệ ngay với ngân hàng và tổ chức tài chính của bạn để báo cáo lừa đảo và yêu cầu họ dừng mọi giao dịch.
+ Thu thập và lưu lại bằng chứng, làm đơn tố giác gửi tới cơ quan công an nơi lưu trú.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Quỳnh Trang; Ngày viết: 09/12/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
________________________________________________________
Bài viết liên quan:
- Tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành
- Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản