GIẢ MẠO FACEBOOK NGƯỜI LÀM TỪ THIỆN ĐỂ TRỤC LỢI BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và lượng người dùng các trang mạng xã hội tăng nhanh như hiện nay thì tình trạng trục lợi qua mạng diễn ra rất phổ biến và ngày càng tinh vi. Trong đó có thể kể đến hành vi trục lợi thông qua việc giả mạo facebook của những người làm từ thiện đang gây bức xúc cho người dân thời gian gần đây. Vậy hành vi trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn tư vấn và giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
I. Cơ sở pháp lý
1. Bộ luật hình sự năm 2015;
2. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
II. Nội dung tư vấn
Hành vi giả mạo facebook người làm từ thiện để trục lợi thực chất là hình thức của việc chiếm đoạt tài sản của người khác. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tùy thuộc vào mức độ vi phạm và số tiền chiếm đoạt, hành vi trên sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Về xử lý hành chính
Theo qui định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Như vậy, việc giả mạo facebook của người làm từ thiện có thể coi là thủ đoạn gian dối mà cá nhân sử dụng để trục lợi, chiếm đoạt tài sản người khác. Hành vi này sẽ bị phạt tiền lên đến 2.000.000 đồng.
* Về xử lý hình sự
Hành vi giả mạo facebook người khác để trục lợi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 BLHS. Theo đó:
- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.
- Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Phạm tội có tổ chức;
+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
- Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Như vậy, tùy thuộc vào mức độ vi phạm, hành vi giả mạo facebook người làm từ thiện để trục lợi có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứ trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất là tù chung thân.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam liên quan đến việc xử lý hành vi giả mạo facebook người làm từ thiện để trục lợi. Chúng tôi hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Nguyễn Thị Lan Anh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan:
Đánh ghen có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào
Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có phải chịu trách nhiệm hình sự