Cho vay lãi nặng núp bóng hợp đồng dân sự: Chiêu trò mới, rủi ro lớn!
- Hợp đồng dân sự có giúp hợp pháp hóa vay lãi nặng?
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, còn bên vay có nghĩa vụ hoàn trả đúng hạn và có thể kèm theo lãi suất nếu có thỏa thuận.
Tuy nhiên, theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, quy định lãi suất hợp đồng vay tài sản như sau:
“Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, UBTVQH quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Với lãi suất cho vay không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ khi có quy định khác của pháp luật. Nếu lãi suất cao hơn mức này, phần vượt quá sẽ không có giá trị pháp lý.
Thực tế, nhiều đối tượng tín dụng đen đã lợi dụng quy định này để lập hợp đồng vay tiền với các điều khoản bất lợi cho người vay, như:
Ghi số tiền vay cao hơn thực tế, phần chênh lệch được xem như lãi suất nhưng không thể hiện trên hợp đồng.
Ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản để đảm bảo khoản vay, nhưng thực chất là hình thức trá hình của siết nợ.
Ép người vay ký giấy nhận tiền đã trả đủ, nhưng thực tế vẫn còn nợ để né tránh tố cáo.
2. Cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào?
Hành vi cho vay lãi nặng dưới vỏ bọc hợp đồng dân sự có thể bị xử lý theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):
“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự 2015, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó, người cho vay nặng lãi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong những trường hợp sau:
- Cho vay nặng lãi, thu lợi bất chính từ 30.000.000 trở lên.
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt quy định. Trong đó, mức phạt cao nhất là phạt tù đến 03 năm.
Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, nếu người cho vay dùng hợp đồng giả tạo để chiếm đoạt tài sản, có thể bị xử lý theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
3. Người vay cần làm gì để tránh rủi ro?
Người vay cần đặc biệt thận trọng khi ký kết hợp đồng vay tiền, tránh rơi vào bẫy tín dụng đen bằng cách:
- Kiểm tra kỹ các điều khoản hợp đồng, tránh ký kết những văn bản có nội dung bất lợi hoặc mơ hồ.
- Tìm hiểu mức lãi suất hợp pháp để tránh chấp nhận mức lãi suất quá cao.
- Nhờ luật sư tư vấn trước khi vay khoản tiền lớn, đặc biệt khi hợp đồng có yếu tố bất thường.
- Lưu giữ đầy đủ chứng từ, giấy tờ giao dịch để làm bằng chứng nếu xảy ra tranh chấp.
Như vậy, Hình thức cho vay lãi nặng núp bóng hợp đồng dân sự ngày càng tinh vi, gây nhiều rủi ro cho người vay. Tuy nhiên, pháp luật đã có những quy định chặt chẽ để xử lý hành vi này. Người vay cần tỉnh táo, trang bị kiến thức pháp lý và tìm đến luật sư khi cần thiết để tránh bị lừa đảo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
_______________________________________________________________
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phạm Thu Hằng; Ngày viết: 24/02/2025)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: hotmail@htcvn.vn
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
___________________________________________________________
Các bài viết liên quan
- Tư vấn về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành
- Tư vấn hình thức xử phạt đối với người cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự
- Vay tiền không trả có phải chịu trách nhiệm hình sự không