Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

CÁC TRƯỜNG HỢP NGƯỜI PHẠM TỘI ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH LUẬT SƯ BÀO CHỮA

CÁC TRƯỜNG HỢP NGƯỜI PHẠM TỘI ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH LUẬT SƯ BÀO CHỮA

Luật sư là người có kiến thức khoa học trong lĩnh vực pháp lý, có sự hiểu biết về pháp lý, hiểu, nắm rõ các quy định của pháp luật. Luật sư là người chuyên hoạt động trong lĩnh vực pháp lý. Trong hoạt động tố tụng, luật sư có vai trò quan trọng, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn về các trường hợp người phạm tội được chỉ định luật sư bào chữa trong bài viết dưới đây.

I Cơ sở pháp lý

Bộ luật tố tụng hình sự 2015.


II. Nội dung tư vấn

1. Các trường hợp chỉ định luật sư bào chữa:

Các trường hợp chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội trong vụ án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Theo đó, nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời luật sư bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án) phải chỉ định luật sư bào chữa cho họ trong các trường hợp:

+) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình.

+) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

2. Cơ quan nào có quyền chỉ định luật sư bào chữa?

Ở giai đoạn điều tra thì cơ quan điều tra có quyền yêu cầu.

Giai đoạn truy tố mà bị can từ chối luật sư chỉ định, người đại diện hoặc người thân thích của bị can cũng không mời thêm luật sư bào chữa cho bị can thì Viện Kiểm sát nhân dân sẽ yêu cầu có luật sư chỉ định.

Giai đoạn xét xử, tương tự như giai đoạn truy tố, nếu đến thời điểm toà án giải quyết vụ án mà bị cáo từ chối luật sư chỉ định, gia đình, người thân của bị cáo cũng không mời luật sư bào chữa thì Toà án nhân dân có thẩm quyền xét xử vụ án sẽ có yêu cầu luật sư.

3. Tổ chức nào được tiếp nhận yêu cầu cử luật sư bào chữa?

Căn cứ khoản 2 điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử luật sư bào chữa:

+) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa

+) Trung tâm trợ giúp pháp lý của nhà nước luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

4.Trách nhiệm của cơ quan điều tra

Cơ quan điều tra, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam thực hiện các quy định về chỉ định người bào chữa khi tiếp nhận đối tượng được có luật sư bào chữa mà gia đình, người thân của họ không mời luật sư bào chữa cho họ.

Nếu người thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ không có đơn yêu cầu người bào chữa thì thực hiện như sau:

+) Trong thời hạn 03 ngày kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền mà người đại diện hoặc người thân thích của những người thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa không có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm thực hiện các thủ tục chỉ định người bào chữa.

+) Khi nhận được văn bản cử người bào chữa, trong thời hạn không quá 24 giờ, Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra có trách nhiệm gặp bị can, người đại diện hoặc người thân thích của họ để họ có ý kiến về việc chỉ định người bào chữa; việc gặp phải được lập biên bản và ghi rõ ý kiến của bị can, người đại diện hoặc người thân thích về việc có đồng ý hoặc thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Trường hợp đồng ý chỉ định người bào chữa thì cơ quan đang thụ lý vụ án làm căn cứ để tiến hành thủ tục đăng ký bào chữa.

+) Trường hợp thay đổi người bào chữa, nếu bị can, người đại diện hoặc người thân thích nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan của người bào chữa đó để phân công; nếu không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm gửi đến Đoàn luật sư các tỉnh/thành phố thuộc địa bàn điều tra hoặc tổ chức hành nghề luật sư để cử lại người.

+) Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đã cử người, người được cử chỉ định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về các trường hợp được chỉ định luật sư bào chữa theo đúng quy định của pháp luật. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Hiền Ngô)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm bài viết liên quan:

Thủ tục nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Quy trình thực hiện của luật sư bào chữa vụ án hình sự



Gọi ngay

Zalo