CÁ NHÂN CHỨNG KIẾN HÀNH VI TRỘM CẮP XE MÁY MÀ KHÔNG TỐ GIÁC THÌ CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ?
BLHS ra đời nhằm ngăn chặn, xử lý những hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Người thực hiện hành vi phạm bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật, vậy người chứng kiến tội phạm nhưng không tố giác có phải chịu trách nhiệm hay không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn để tư vấn và giải đáp vấn đề trên.
I. Cơ sở pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015.
II. Nội dung tư vấn
1. Qui định của BLHS về hành vi không tố giác tội phạm
Theo qui định tại khoản 1 Điều 19 BLHS năm 2015 về không tố giác tội phạm, trường hợp người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
Cùng với đó, Điều 390 BLHS qui định cụ thể về Tội không tố giác tội phạm với mức hình phạt tùy theo mức độ sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Tuy nhiên, khi người không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ, chồng hoặc người bào chữa của người phạm tội thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng (khoản 2,3 Điều 19 BLHS). Bên cạnh đó, người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt (khoản 2 Điều 390 BLHS).
Như vậy, không tố giác tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và được quy định là tội phạm trong BLHS. Cá nhân khi chứng kiến hành vi trộm cắp xe máy (chứng kiến tội trộm cắp tài sản đã được thực hiện) mà không tố giác sẽ bị xử lý hình sự theo quy định, trừ khi người không tố giác là chủ thể thuộc trường hợp ngoại lệ nêu trên.
2. Các yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm
- Khách thể:
Tội không tố giác tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định trong BLHS. Theo đó, khách thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói chung và tội không tố giác tội phạm nói riêng là quyền lợi của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân và hoạt động đúng đắn của của các cơ quan tư pháp.
- Mặt khách quan:
Hành vi khách quan trong trường hợp này được thực hiện dưới dạng không hành động, cụ thể là hành vi một người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác.
- Chủ thể:
Chủ thể của tội không tố giác tội phạm là bất kỳ cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự mà không thuộc trường hợp ngoại lệ như đã đề cập ở mục II.1.
- Mặt chủ quan:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là tạo điều kiện cho người phạm tội trốn tránh được sự trừng phạt của pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam về trách nhiệm của cá nhân khi thực hiện hành không tố giác tội phạm. Chúng tôi hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Nguyễn Thị Lan Anh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan:
Bị lừa vận chuyển ma túy có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 2015
Người bị tâm thần phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không
Phạm tội trong tình thế cấp thiết có phải chịu trách nhiệm hình sự không