Bị cáo buộc tội cưỡng đoạt tài sản: tư vấn pháp luật chi tiết
Bị cáo buộc tội cưỡng đoạt tài sản: tư vấn pháp luật chi tiết
Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Cụ thể, tội này thường xảy ra khi một người dùng vũ lực, đe dọa hoặc thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Đối với trường hợp bị cáo buộc tội cưỡng đoạt tài sản, bạn cần nắm rõ các khía cạnh pháp lý để có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Dưới đây là một số điểm quan trọng bạn nên xem xét:
1. Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật hình sự 2015
Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
- Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2. Dấu hiệu pháp lý của tội cưỡng đoạt tài sản
Căn cứ vào quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, Tội cưỡng đoạt tài sản có các dấu hiệu định tội bao gồm:
Dấu hiệu chủ thể: Là người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự
Dấu hiệu lỗi: Chủ thể thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp
Dấu hiệu mục đích: Nhằm chiếm đoạt tài sản
Dấu hiệu hành vi khách quan: Hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi (thủ đoạn) khác uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.
Đối với hành vi đe doạ dùng vũ lực, được hiểu là người phạm tội có những lời nói, cử chỉ tác động lên một phần tinh thần (ý chí) của người quản lý tài sản, để họ hiểu rằng, họ cần phải đưa tài sản cho người phạm tội. Bởi vì, nếu không đưa thì sau khoảng thời gian nhất định người phạm tội có thể sẽ dùng vũ lực. Mục đích của hành vi đe doạ dùng vũ lực là chỉ tạo sức mạnh tác động lên nhận thức của người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, chứ không có ý thức dùng sức mạnh thể chất hoặc vật chất đối với chủ sở hữu tài sản hoặc đối với người thân thích của họ, người bị đe dọa cũng nhận thức được là người phạm tội không dùng vũ lực ngay lập tức nếu không đưa tài sản cho người phạm tội chiếm đoạt. Do đó, mức độ mãnh liệt của lời đe dọa dùng vũ lực không đến mức làm tê liệt ý chí của người bị đe dọa, mà chỉ nhằm gây sức ép về tinh thần để nạn nhân suy nghĩ, cân nhắc lựa chọn những phương án hành vi khác nhau để bảo vệ tài sản của mình. Về thời điểm đe dọa dùng vũ lực của tội cưỡng đoạt tài sản thì “kéo dài, chậm và đứt quãng”.
Đối với hành vi - thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản, được hiểu là: là hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự, uy tín cho người đang quản lý tài sản hoặc người thân thích của họ nếu không giao tài sản cho người phạm tội. Trong thực tiễn cho thấy, “Thủ đoạn khác” là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản như: doạ sẽ tố cáo với chồng về việc vợ ngoại tình, doạ sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có trách nhiệm về tài sản...
Cũng như hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực”, hành vi khác uy hiếp tinh thần người khác không làm người bị đe dọa bị tê liệt tinh thần, họ không bị lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Người bị đe dọa vẫn còn có thời gian nhất định để lựa chọn cách xử sự phù hợp như chuẩn bị các điều kiện ngăn cản hoặc báo cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của người đe dọa. Người phạm tội có thể sử dụng bất cứ thủ đoạn nào miễn là có thể khống chế được ý chí, tinh thần của người bị đe dọa, làm cho người bị đe dọa có căn cứ lo sợ lời đe dọa được thực hiện trên thực tế nên buộc phải trao tài sản cho người phạm tội.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phan Thị Thanh Xuân; Ngày viết: 01/10/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
_______________________________________________________
Các bài viết liên quan:
Tư vấn về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành
Tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành