Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

BẢN GHI ÂM LÉN CÓ ĐƯỢC COI LÀ CHỨNG CỨ?

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Chứng cứ trong các vụ án hình sự có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Vậy theo quy định của pháp luật, bản ghi âm lén có được coi là chứng cứ không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn để giải đáp thắc mắc trên trong bài viết sau.

I. Cơ sở pháp lý

1. Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

II. Nội dung tư vấn

1. Chứng cứ và nguồn của chứng cứ

Theo Điều 86 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Trong đó, theo Điều 87, chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

- Vật chứng;

- Lời khai, lời trình bày;

- Dữ liệu điện tử;

- Kết luận giám định, định giá tài sản;

- Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

- Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

- Các tài liệu, đồ vật khác.

Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

2. Bản ghi âm "lén" có được coi là chứng cứ

Dữ liệu điện tử là một trong những nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự. Cụ thể, Điều 99 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định:

- Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.

- Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.

- Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

Theo quy định trên, bản ghi âm được coi là một hình thức dữ liệu điện tử, nguồn chứng cứ trong vụ án hình sự.

Mặc dù được xác định là nguồn chứng cứ nhưng các bản ghi âm “lén” chưa chắc đã được coi là chứng cứ.

Căn cứ khoản 4 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự, khi tiếp nhận băng ghi âm liên quan đến vụ án do những người bào chữa, người bị hại, người làm chứng... cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, theo khoản 3 Điều 99, giá trị chứng cứ của bản ghi âm sẽ được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi; tính toàn vẹn của bản ghi âm; người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác. Sau đó, việc bản ghi âm “lén” có phải là chứng trong vụ án hình sự hay không là do Tòa án quyết định.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về vấn đề bản ghi âm lén có được coi là chứng cứ? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Giàng Giang)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]



Gọi ngay

Zalo