TƯ VẤN XIN GIẤY PHÉP KINH DOANH HÓA CHẤT
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng và kinh doanh hóa chất, theo đó, chủ thể kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh hóa chất theo quy định của pháp luật. Hiểu được nhu cầu của khách hàng, HTC Việt Nam tự hào là hãng luật có đội ngũ luật sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, chúng tôi sẽ tư vấn cho Quý khách hàng thủ tục xin Giấy phép kinh doanh hóa chất uy tín và hiệu quả.
Hóa chất là gì?
Theo quy định của Luật Hóa chất năm 2007: “Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo”. Hóa chất có thể ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và thậm chí là cực xấu đến con người và môi trường xung quanh nên pháp luật đã có những quy định nghiệm ngặt về sử dụng, sản xuất và kinh doanh hóa chất.
Do đó, HTC Việt Nam sẽ tư vấn các vấn về sau:
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2014;
- Luật Hóa chất năm 2007;
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
- Thông tư 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
2. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất
2.1. Yêu cầu chung để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
Theo quy định tại Luật Hóa chất năm 2007 và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa;
- Yêu cầu đối với công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì;
- Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất;
- Yêu cầu đối với hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất;
- Yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa.
Các yêu cầu trên được quy định cụ thể tại Điều 13 Luật Hóa chất 2007 và từ Điều 4 đến Điều 7 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
2.3. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề kinh doanh hóa chất;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP;
- Địa điểm, diện tích kho chứa phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Vật chứa, bao bì lưu trữ hóa chất phải bảo đảm được chất lượng và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật; phương tiện vận chuyển hóa chất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật;
- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
- Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
2.3. Điều kiện kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
- Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị đinh 113/2017/NĐ-CP;
- Ngoài ra, hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng.
3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01a và theo mẫu 01d Thông tư 32/2017/TT-BCT đối với Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;
- Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
- Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
- Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng của từng địa điểm kinh doanh, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào khu vực kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng kho chứa hoặc Hợp đồng thuê kho đối với trường hợp thuê kho lưu trữ hoặc Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;
- Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất;
- Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;
- Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP;
- Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định;
- Bản giải trình kế hoạch kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép (nếu kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp);
- Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy giới thiệu cho người đi nộp hồ sơ.
2.3. Trình tự, thủ tục thực hiện
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan cấp phép;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định;
Bước 2: Cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận kết quả
- Cơ quan cấp phép: Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Thời gian thực hiện:
+ Từ 12 - 15 ngày đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
+ Từ 16 – 20 ngày đối với thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn pháp lý của HTC Việt Nam về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh hóa chất. Để mang lại hiệu quả cao nhất cho Quý khách hàng hiện nay chúng tôi thực hiện dịch vụ tư vấn pháp luật thông qua các hình thức sau:
- Tư vấn trực tiếp (gặp mặt, qua điện thoại...);
- Tư vấn bằng văn bản;
- Tư vấn qua thư điện tử.
Dù lựa chọn tư vấn bằng hình thức nào HTC Việt Nam cũng luôn đảm bảo mang đến cho bạn các dịch vụ:
Với Chi phí Hợp Lý nhất, Thời gian Nhanh Nhất Và An toàn Bảo mật Thông tin Tuyệt đối
-------------------------------
Để biết thêm thông tin chi tiết và sử dụng dịch vụ của chúng tôi, xin liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn