TƯ VẤN HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
TƯ VẤN HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
Nhu cầu thành lập doanh nghiệp ngày càng cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên Nhà nước cũng phải có những quy định chặt chẽ để bảo đảm sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững. Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời đã khắc phục hững hạn chế, thiếu sót của Luật doanh nghiệp 2005, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng cũng không thiếu tính chặt chẽ. Sau đây, chúng tôi xin trình bày nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014.
Căn cứ pháp lý:
Luật Doanh nghiệp 2014.
1.Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp chính là điều kiện đầu tiên để cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét để cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Đối với từng loại doanh nghiệp, pháp luật quy định từng loại hồ sơ cần thiết để xin Giấy phép thành lập doanh nghiệp. Hồ sơ dăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Điều 20; đối với công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần được quy định lần lượt tại Điều 21, 22 và 23 Luật Doanh nghiệp 2014.
Tựu chung lại, hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần có:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu do Cơ quan đăng ký kinh doanh quy định;
- Danh sách thành viên (đối với công ty hợp danh và công ty TNHH); Danh sách cổ đông sáng lập ( đối với công ty cổ phần);
- Giấy tờ chứng thực cá nhân, tổ chức của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông sáng lập;
- Điêu lệ công ty đối với công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần;
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, ngay từ khi đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải xác định loại hình doanh nghiệp, do hồ sơ đã có sự phân hóa khác nhau giữa các loại hình; Cùng với đó, doanh nghiệp cũng cần lên danh sách thành viên cũng như cổ đông sáng lập và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của mình khi nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Một điểm mới của Luật doanh nghiệp 2014 so với Luật doanh nghiệp 2005 đó là đã đơn giản hóa thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2005, đối với doanh nghiệp khi kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật có đòi hỏi vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề thì chỉ khi nào có đủ vốn hoặc chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp đó mới được đăng ký kinh doanh. Yêu cầu về vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề chỉ nên được coi là điều kiện kinh doanh để doanh nghiệp được hoạt động, quy định như Luật 2005 là bất hợp lý, gây khó khăn, tốn kém và không cần thiết cho nhà đâu tư khi thành lập mới doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ quy định đó, sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi đáp ứng được các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2.Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp dược quy định tịa Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, việc đăng ký doanh nghiệp được tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh và gồm các bước sau:
Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh) và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ.
Quy định này nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật, tính tự giác, tự chịu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu gia nhập thị trường, cho phép rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Cơ quan đăng ký kinh doanh ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận của cơ quan mình, đồng thời trao cho người xin cấp Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ hợp lệ. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ được coi là căn cứ để xác định thời gian thực hiện trách nhiệm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh để quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết, thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Luật doanh nghiệp 2014 đã rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp từ 5 ngày giảm xuống còn 3 ngày làm việc.
Có thể nói rằng, cải cách thê chế kinh tế thị trường, phát huy vai trò kiến tạo phát triển của Nhà nước, đi đôi với phát huy manh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, rút ngắn thời gian, thủ tục hành chính sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về những thuận lợi và khó khăn đối với bên nhận chuyển quyền thương mại. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Phạm Liền)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Xem thêm các bài viết có liên quan tại:
Tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp Hà Nội
Tư vấn mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Làm sao để tăng vốn điều lệ doanh nghiệp tư nhân
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân – nhanh gọn nhất
Doanh nghiệp tư nhân là gì? Có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Vốn điều lệ là gì? Cần phải chứng minh vốn khi doanh nghiệp đăng ký thành lập công ty không?