VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐÒI LẠI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI NGƯỜI KHÁC ĐANG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐÒI LẠI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI NGƯỜI KHÁC ĐANG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
Tòa án các cấp đã thụ lý nhiều vụ tranh chấp quyền sử dụng đất mà nguồn gốc đất tranh chấp đất là của chủ đất cũ (do cha ông để lại, do mua bán, được tặng cho, được thừa kế, hoặc khai hoang, phục hóa,... mà có) nhưng vì chiến tranh hoặc kinh tế khó khăn mà chủ đất cũ dời đi nơi khác sinh sống. Nhiều năm không có quay trở lại nên đã có người khác canh tác sử dụng trên đất đó đến nay. Người sử dụng đất mới đã sinh sống, canh tác lâu dài trên đất nay chủ đất cũ trở về khởi kiện tranh chấp về quyền sử dụng đất thì Tòa án sẽ giải quyết như thế nào? Công ty Luật HTC Việt Nam xin gửi đến bài viết về “ Vấn đề giải quyết tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất khi người khác đang quản lý, sử dụng”.
Đối với các vụ việc này, trước tiên chúng ta cần xác định đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, một loại tài sản đặc biệt. Trước khi có Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai 1993 thì có giai đoạn nhà nước cấm công dân mua, bán cho thuê, cầm cố đất, ở thời điểm này về nguyên tắc đều bị coi là vô hiệu. Trong giai đoạn trước năm 1980 và sau năm 1980, Nhà nước có nhiều văn bản ghi rõ người có đất không sử dụng đất trong vòng 6 tháng liền mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất đó cho phép thì Nhà nước có thể thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất. Tại khoản 5 Điều 14 Luật Đất đai 1987 quy định: “ Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất đã giao sử dụng trong những trường hợp sau đây:...- Người sử dụng đất không sử dụng đất được giao trong 6 tháng liền mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép;”
Khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa chủ đất cũ và người đang sử dụng đất, Thẩm phán sẽ xem xét thời điểm sử dụng đất của chủ đất cũ và người đang sử dụng đất, ai là người đứng tên kê khai đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người có thời gian thực tế trực tiếp sử dụng đất tranh chấp. Phụ thuộc vào từng trường hợp mà mỗi một vụ tranh chấp có cách xử lý khác nhau:
Đối với trường hợp chủ cũ không kê khai, không đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính, không thực hiện quyền quản lý, sử dụng của chủ sử dụng đất, còn người đang sử dụng đất đã kê khai, đăng ký và được đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng trình tự thủ tục về việc kê khai, đăng ký và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là có căn cứ pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 và các văn bản khác có liên quan thì Tòa án cần bác yêu cầu đòi đất cũ chủ cũ và công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người đang sử dụng đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đối với trường hợp cả hai bên (chủ đất cũ và người đang sử dụng đất) đều được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 1987 hoặc Luật Đất đai 1993 (cấp trùng nhau), nay các bên xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất. Đối với trường hợp này, Tòa án sẽ xác minh thời gian sử dụng đất của các bên, thu thập tài liệu, chứng cứ về việc thực hiện kê khai, đăng ký và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, căn cứ pháp lý để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các bên và xác minh ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm rõ việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng pháp luật không.
Đối với trường hợp cả hai bên chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng quá trình sử dụng đất, người đang sử dụng đất có kê khai và đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính, họ đang quản lý, sử dụng đất liên tục từ khi có Luật Đất đai năm 1987 cho đến nay, trong khi đó chủ cũ không kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất, sau ngày 1/7/2014, một trong các bên khởi kiện tại Tòa án thì Toà án sẽ xác minh thời gian sử dụng đất của các bên, thu thập các tài liệu, chứng cứ về việc người đang sử dụng đất của các bên, thu thập các tài liệu chứng cứvề việc người đang sử dụng đất thực tế và sử dụng đất trong thời gian bao lâu, chủ cũ đã từ bỏ quyền sử dụng đất của mình trong hoàn cảnh nào và từ thời gian nào, tù đó Tòa án sẽ xem xét giải quyết vụ việc.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về “Vấn đề giải quyết tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất khi người khác đang quản lý, sử dụng”. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Thu Giang)
---------------------------------------------------
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Xem thêm bài viết có liên quan:
- Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai
- Tranh chấp kiện đòi lại quyền sử dụng đất
- Giải quyết tranh chấp đất đai