Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Đất đang có tranh chấp được cấp Sổ đỏ hay không?

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó không chỉ đơn thuần chỉ là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lí mà còn là tư liệu sản xuất, là cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng của chủ sử dụng đất. Ngày nay cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa thì nhu cầu về sử dụng đất đai ngày càng gia tăng, và việc cấp sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân là một trong những quyền lợi pháp lý quan trọng mà mỗi người dân có quyền được hưởng. Tuy nhiên, nếu mảnh đất của người dân đang có tranh chấp thì phải đặt ra câu hỏi rằng: Đất đang có tranh chấp thì có được cấp sổ đỏ không? Quy định của pháp luật về việc cấp sổ đỏ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tài sản tranh chấp cụ thể như thế nào? Tất cả những điều đó sẽ được thể hiện qua bài viết dưới đây của công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

1 Cơ sở pháp lý

Luật đất đai 2013

Thông tư 33/2017/TT-BTNMT

2 Quyền sử dụng đất là gì?

Theo điều 4 Luật đất đai 2013 quy định cụ thể quyền sở hữu đất đai thì có thể hiểu đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này. Đồng thời, theo điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa thì quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản

Như vậy, quyền sử dụng đất có thể được hiểu là quyền tài sản của chủ thể sử dụng đất thể hiện quyền năng đối với đất đai có thể trị giá bằng tiền và được lưu thông dân sự.

3. Quy định về tranh chấp đất đai

3.1 Tranh chấp đất đai là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về khái niệm tranh chấp đất đai thì có thể hiểu tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đặc biệt tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

3.2 Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai hiện nay?

Dựa vào khái niệm tranh chấp đất đai, có thể phân chia loại tranh chấp đất đai cụ thể thành các trường hợp như sau:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.

Tranh chấp đòi lại đất: đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của người đó hoặc người thân của họ.

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: là tranh chấp về những vấn đề trong hợp đồng dân sự. Tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

- Tranh chấp liên quan đến đất: là tranh chấp những vấn đề khác liên quan đến đất như quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn, tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất…

4. Đất đang có tranh chấp được cấp Sổ đỏ hay không?

Theo quy định của thông tư 33/2017/TT-BTNMT đã xác định rõ trường hợp nào phải dừng việc kê khai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong đó quy định rất rõ trường hợp đất đang có tranh chấp.

Cụ thể, các trường hợp từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Sổ đỏ được quy định tại khoản 11, Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT (bổ sung Điều 11a Thông tư 24/2014/TT-BTNMT)

Theo quy định này, người làm đơn đề nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn phải cung cấp kèm theo văn bản thụ lý của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung. Trong đó, văn bản thụ lý là:

1/ Thông báo thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai của UBND quận/huyện đối với trường hợp đất đai không có giấy tờ và không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;

2/ Thông báo thụ lý vụ án của TAND đối với tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Như vậy, nếu muốn mảnh đất có tranh chấp được cấp sổ đỏ thì bạn phải cung cấp được các văn bản thụ ký của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Trần Nhật Linh/249; Ngày viết: 15/01/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, tòa nhà đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://htcvn.vn ; https://luatsuchoban.vn

Bài viết liên quan:

- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

- Thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng mất

- Những trường hợp bắt buộc phải hòa giải khi giải quyết tranh chấp đất đai

- Luật sư bảo vệ trong tranh chấp đất không sổ đỏ

- 4 trường hợp không được sang tên sổ đỏ



Gọi ngay

Zalo