Cần làm gì khi có tranh chấp quyền sử dụng đất?
Cần làm gì khi có tranh chấp quyền sử dụng đất?
Thế nào là tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật? Các cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất là gì? Người dân cần phải làm gì khi có tranh chấp quyền sử dụng đất? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời cụ thể nhất.
1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất là gì?
Tranh chấp về quyền sử dụng đất là tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.
2. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai
Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
- Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
- Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
Ngoài ra theo quy định về giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai cũng không có quy định cụ thể đối với thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai. Do đó, thời hiệu khởi kiện sẽ không áp dụng đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
3. Phương thức giải quyết tranh chấp đất đai
- Hòa giải cơ sở tại UBND xã, phường
+Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở;
+Bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã, phường.
- Giải quyết đất đai theo phương thức thương lượng
Thương lượng là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp đất đai khá hiệu quả thông qua việc các bên tranh chấp sẽ cùng nhau tiếp xúc, tìm hiểu, dàn xếp, nhượng bộ để tháo gỡ những bất đồng phát sinh nhằm loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. Trong các phương thức giải quyết tranh chấp thì thương lượng được coi là là phương thức phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay.
- Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính
+Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì nộp tại UBND cấp huyện). Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
+Khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
- Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân
+Người khởi kiện có quyền khởi kiện.
+Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo loại việc.
+Tranh chấp chưa được giải quyết.
+Tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã.
Dịch vụ tư vấn về thủ tục tại công ty Luật TNHH HTC Việt Nam:
- Tư vấn pháp lý và đưa giải pháp xử lý tranh chấp
- Tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp.
- Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Soạn thảo toàn bộ hồ sơ khởi kiện.
- Thay mặt nộp và tham gia tố tụng.
- Luật sư bảo vệ tại phiên tòa các cấp.
- Tư vấn thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Thùy Linh/003; Ngày viết: 30/03/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Các bài viết liên quan:
Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai