XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP KHI VAY TIỀN KHÔNG TRẢ ĐƯỢC
Trong cuộc sống hàng ngày, để giải quyết những khó khăn tạm thời về kinh tế, đặc biệt đối với những đối tượng gặp khó khăn do hoàn cảnh gia đình, khó khăn về kinh doanh… thì họ cần phải vay mượn tài sản của người khác để giải quyết những vấn đề vật chất. Thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phổ biến được các bên áp dụng để đảm bảo phần tài sản cho đi vay. Trong phạm vi bài viết sau, Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ tư vấn về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường vay không có đủ khả năng trả nợ.
I. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
II. Nội dung tư vấn
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
2. Pháp luật quy định như nào về tài sản thế chấp?
Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.
3. Nếu không trả được nợ thì tài sản thế chấp được xử lý như thế nào?
Tài sản thế chấp là tài sản bảo đảm. Trong các trường hợp sau, tài sản bảo đảm sẽ được xử lý:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Như vậy, nếu không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, tài sản thế chấp sẽ được đem đi xử lý. Các bên có thể thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
+ Bán đấu giá tài sản;
+ Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
+ Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
+ Phương thức khác.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về xử lý tài sản thế chấp. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Lưu Duy Đạt)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan:
Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê tài sản
Tư vấn về hợp đồng thuê tài sản
Tư vấn về trả tiền thuê khoán và phương thức trả