TƯ VẤN VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
TƯ VẤN VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
Trong hoạt động thương mại có sự tham gia của nhiều chủ thể do đó việc có tranh chấp, bất đồng là điều khó tránh khỏi. Một khi có tranh chấp thì xử lý tranh chấp như thế nào cho hợp lý, phù hợp với các quy định của pháp luật. Do đó việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp sao cho phù hợp và linh hoạt trước pháp luật là hoạt động vô cùng quan trọng. Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ giúp quý khách hàng giải đáp vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
I. Cơ sở pháp lý
Luật Thương mại 2005
II. Nội dung
Thứ nhất, các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại
Điều 317, Luật Thương mại 2005 quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại. Theo đó, có các phương thức:
- Thương lượng giữa các bên:
+ Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết. Quá trình thương lượng giữa các bên cũng không chịu sự ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp.
+ Với những ưu điểm như đơn giản, ít tốn kém, không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý, bảo đảm được uy tín cũng như bí mật kinh doanh…thương lượng là phương pháp giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và phổ biến nhất đươc các bên tranh chấp áp dụng rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại.
- Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.
+ Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định. Thỏa thuận hòa giải là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh bằng phương thức hòa giải.
+ Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác. Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.
+ Do xuất phát từ tinh thần tự nguyện và thiện chí của các bên. Vì vậy khi đạt được phương án hòa giải, các bên thường nghiêm túc thực hiện. Các bên hòa giải thành thì không có kẻ thắng người thua nên không gây ra tình trạng đối đầu giữa các bên. Hòa giải có sự tham gia của người thư ba, người hòa giải sẽ biết cách làm cho ý chí của các bên dễ gặp nhau trong quá trình đàm phán để loại trừ tranh chấp.
- Giải quyết tại Trọng tài thương mại
+ Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Hình thức giải quyết tranh chấp này giúp bảo đảm bí mật thông tin của các bên, do quá trình xét xử bằng trọng tài là xét xử kín.
+ Đa số các quyết định trọng tài không bị kháng cáo, các quyết định trọng tài được công nhận quốc tế thông qua một loạt các công ước quốc tế được kí kết. cơ quan trọng tài hoàn toàn trung lập, các trọng tài viên có trình độ chuyên môn cao, trọng tài thương mại mang tính linh hoạt, đảm bảo tốt hơn quyền tự định đoạt của các bên. Mặt khác, chi phí giải quyết tranh chấp trong trọng tài thương mại thường rất cao.
- Giải quyết tại Tòa án
Về bản chất, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án là một phương thức mang ý chí quyền lực nhà nước, tòa án nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp trên cơ sở các quy định của pháp luật. Quyết định của tòa án có hiệu lực khiến các bên bắt buộc phải thực thi và có thể kèm theo các biện pháp cưỡng chế thi hành. Vì thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt, Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài, có thể phải qua nhiều cấp xét xử, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh.Trên thực tế, khi các biện pháp thương lượng, hòa giải, trọng tài không đem lại kết quả, các chủ thể mới lựa chọn đến Tòa án giải quyết.
Thứ hai, về thời hạn khiếu nại
Thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:
Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.
Thứ ba, về thời hiệu khởi tố:
Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
Trên đây là các quy định của pháp luật về Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại của công ty Luật HTC Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ chúng tôi để dược giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
(Đường Linh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Xem thêm bài viết có liên quan:
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Tư vấn giải quyết tranh chấp kinh tế
Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại