Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN THỦ TỤC LÂP DI CHÚC HỢP PHÁP

Hà Nội, ngày tháng năm 20

THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Số: /TTV-HTC Việt Nam

V/v: Tư vấn thủ tục lập di chúc hợp pháp


Kính gửi:

Công ty

Địa chỉ:

Số điện thoại liên lạc:

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (“HTC Việt Nam”) xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Qua tiếp xúc, trao đổi thông tin, chúng tôi được biết Quý khách hàng đang có nhu cầu lập di chúc để lại di sản thừa kế cho các thành viên trong gia đình. Quý khách hàng mong muốn chúng tôi tư vấn về thủ tục lập di chúc hợp pháp theo quy định pháp luật hiện hành.

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM.

1. Cơ sở pháp lý

Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý khách hàng, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ quy định tại các văn bản sau:

  • - Luật công chứng số 53/2014/QH13; - Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH1; - Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; - Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng; - Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên; - Thông tư số 111/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên; - Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

2. Nội dung tư vấn của HTC Việt Nam

2.1. Điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật (di chúc hợp pháp)

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Đây là hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của người lập di chúc, do đó để di chúc có hiệu lực pháp luật (hợp pháp) thì phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Theo quy định của pháp luật dân sự, di chúc được coi là hợp pháp phải tuân thủ các điều kiện sau:

- Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể

Người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.

- Người lập di chúc tự nguyện

Di chúc hợp pháp là di chúc được tạo lập dựa trên sự tự nguyện của người lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép. Điều kiện về tính tự nguyện của người lập di chúc xuất phát từ điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung.

- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội

Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế,... Các nội dụng trên phải phù hợp với các quy định của Nhà nước và không trái với đạo đức xã hội, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định Điều 3 BLDS năm 2015.

- Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật

Di chúc phải được lập dưới một hình thức nhất định. Pháp luật quy định có hai loại:

+ Di chúc bằng văn bản: Là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết (viết tay, đánh máy, in) có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các loại sau:

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Di chúc bằng văn bản có công chứng

Di chúc bằng văn bản có chứng thực

+ Di chúc miệng: Toàn bộ ý chí của người lập di chúc trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết được thể hiện bằng lời nói.

Di chúc miệng chỉ được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc bằng văn bản được. Người lập di chúc miệng thể hiện ý chỉ cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Như vậy, để di chúc hợp pháp thì việc tạo lập di chúc của Quý khách hàng phải đáp ứng các điều kiện trên.

2.2. Thủ tục lập di chúc trong các trường hợp cụ thể

Theo quy định, di chúc có thể được tạo lập dưới 02 hình thức là văn bản hoặc lời nói. Sau đây HTC Việt Nam xin tư vấn thủ tục lập di chúc trong các trường hợp cụ thể:

2.2.1. Thủ tục lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Theo Điều 633 BLDS năm 2015, đối với loại di chúc này người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Nội dung của di chúc phải gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Ngày, tháng, năm lập di chúc;

- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

- Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngoài các nội dung trên di chúc có thể có các nội dung khác. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

2.2.2. Thủ tục lập di chúc lập bằng văn bản có người làm chứng

Khi người lập di chúc không tự mình viết được thì có thể tự đánh máy hoặc nhờ người khác viết, đánh máy nhưng phải đảm bảo có ít nhất 02 người làm chứng và:

- Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt những người làm chứng;

- Người làm chứng phải xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Ngoài ra người làm chứng cho việc lập di chúc phải không thuộc một trong những đối tượng sau đây:

- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc;

- Người chưa thành niên;

- Người mất năng lực hành vi dân sự;

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2.2.3. Thủ tục lập di chúc lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực

Việc lập di chúc lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

- Phiếu yêu cầu công chứng tại trụ sở hoặc Phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở (nếu có) (theo mẫu);

- Dự thảo Di chúc;

- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu của người lập và người nhận; Sổ hộ khẩu; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Đăng ký kết hôn…;

- Giấy tờ về tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ); Đăng ký xe ô tô…

Bước 2: Nộp hồ sơ

- Cơ quan có thẩm quyền công chứng: Phòng công chứng (PCC) hoặc Văn phòng công chứng (VPCC);

- Cơ quan có thẩm quyền chứng thực: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã.

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014, với các trường hợp công chứng di chúc có tài sản là bất động sản thì có thể thực hiện công chứng ở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố nơi tổ chức công chứng đặt trụ sở.

Do đó, khi thực hiện công chứng di chúc liên quan đến bất động sản, người lập di chúc có thể đến bất cứ PCC/VPCC nào mà không phải đến tại PCC/VPCC nơi có đất để thực hiện.

Bước 3: Thực hiện công chứng, chứng thực di chúc

Công chứng viên hoặc công chức tư pháp xã tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người lập di chúc và ghi chép lại nội dung di chúc theo nguyện vọng của họ.

Sau khi được giải thích quyền, nghĩa vụ, xác nhận bản di chúc đã được ghi chép đúng với ý chí của người để lại di chúc, người lập di chúc sẽ được hướng dẫn ký hoặc điểm chỉ vào văn bản.

Đặc biệt, việc công chứng, chứng thực di chúc vẫn phải mời người làm chứng nếu:

- Người lập di chúc không đọc hoặc không nghe được bản di chúc;

- Người lập di chúc không ký hoặc không điểm chỉ được vào bản di chúc.

Người làm chứng trong trường hợp này cũng phải ký xác nhận trước mặt Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực tại UBND cấp xã.

Sau đó, Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã phải ký xác nhận làm chứng và trả lại bản gốc văn bản cho người lập di chúc.

Nếu người lập di chúc yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã lưu giữ di chúc thì sau khi người lập di chúc chết, các đơn vị này sẽ giao lại di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc.

Việc bàn giao di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất 02 người làm chứng.

Bước 4: Nộp lệ phí, phí công chứng và thù lao công chứng

Lệ phí chứng thực tại UBND cấp xã và phí công chứng di chúc tại tổ chức công chứng đều là 50.000 đồng/di chúc (Theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC).

Đồng thời, tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 256 nêu trên cũng quy định mức thu phí nhận lưu giữ di chúc là 100.000 đồng/trường hợp.

Riêng thù lao công chứng di chúc sẽ do các tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức trần thù lao công chứng do UBND cấp tỉnh ban hành.

2.2.4. Thủ tục lập di chúc miệng

Như đã trình bày ở trên việc lập di chúc miệng chỉ được thực hiện khi người lập di chúc không thể lập di chúc bằng văn bản do tính mạng đang bị đe dọa. Theo đó, thủ tục lập di chúc miệng được tiến hành như sau:

- Người để lại di chúc phải tuyên bố ý nguyện cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng;

- Hai người này ghi chép lại, cùng ký tên và điểm chỉ vào bản di chúc mới được ghi chép lại;

- Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình, bản di chúc này phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;

- Sau 03 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc mặc nhiên bị hủy bỏ.

2.3. Báo giá các loại chi phí

IV. BẢO MẬT.

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý khách hàng.

Trân trọng!


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Di chúc không công chứng có được coi là hợp pháp không?

Điều kiện để di chúc có hiệu lực

Dịch vụ hỗ trợ lập di chúc hợp pháp



Gọi ngay

Zalo