Tư vấn pháp luật về trình tự thủ tục thực hiện thi hành án dân sự theo đơn yêu cầu
Tư vấn pháp luật về trình tự thủ tục thực hiện thi hành án dân sự theo đơn yêu cầu
Để những Bản án, Quyết định của Toà án, Quyết định của Trọng tài thương mại được thi hành trên thực tế, ngoại trừ một số trường hợp được chủ động ra quyết định thi hành án, còn lại các Bản án, Quyết định của Toà án, Quyết định của Trọng tài thương mại không “đương nhiên” được thi hành trên thực tế nếu người được thi hành án không tiến hành thủ tục yêu cầu thi hành án. Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục và thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự theo quy định tại Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 Luật Thi hành án dân sự và các Văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự.
1. Đối tượng được yêu cầu thi hành án dân sự
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP nêu rõ, đương sự là người có quyền yêu cầu thi hành án trong thời hiệu yêu cầu thi hành án. Trong đó, đương sự là người được thi hành án và người phải thi hành án:
- Người được thi hành án: Cá nhân, cơ quan được hưởng quyền, lợi ích khi bản án hoặc quyết định của Toà án được thi hành.
- Người phải thi hành án: Cá nhân, tổ chức phải thực hiện những nghĩa vụ được đề cập đến trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Ngoài ra, thời hiệu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành, người phải thi hành được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Nếu thời hạn này hết thì người đó sẽ mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thi hành án.
Như vậy, có thể hiểu, người được yêu cầu thủ tục yêu cầu thi hành án là người được hưởng quyền, lợi ích theo quyết định hoặc bản án đã có hiệu lực của pháp luật mà hiện tại sau khi yêu cầu thì bản án hoặc quyết định đó sẽ được thi hành trong một khoảng thời hạn nhất định.
2. Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự
Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự được quy định chi tiết tại Luật Thi hành án dân sự và được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 11 năm 2016 và Nghị định 62/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
2.1. Hồ sơ yêu cầu
- Đơn yêu cầu thi hành án dân sự. Trong đó, đơn này có các nội dung: Tên, địa chỉ của người yêu cầu và người được thi hành án, người phải thi hành án; nội dung yêu cầu thi hành án; thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án (nếu có); ngày tháng năm làm đơn; chữ ký/điểm chỉ của người làm đơn…
- Giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu và người được thi hành án, người thi hành án (nếu có) gồm Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân (bản sao)…
- Thông tin về việc thi hành án: Tài liệu, giấy tờ về tài sản của người thi hành án (nếu có)…
Việc nộp đơn yêu cầu thi hành án được thực hiện bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi qua bưu điện (căn cứ khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Thi hành án dân sự).
2.2. Cơ quan nhận yêu cầu thi hành án dân sự
Căn cứ Điều 35 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi năm 2014, thẩm quyền thi hành án thuộc về:
- Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện:
Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
Bản án, quyết định phúc thẩm của Toà án cấp tỉnh với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở.
Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án cấp cao với bản bán, quyết định của Toà án cấp huyện đã có hiệu lực nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở.
Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác hoặc cấp tỉnh hoặc cấp quân khu uỷ thác.
- Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh:
Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh cùng địa bàn; của Toà án nhân dân cấp cao; của Toà án nước ngoài hoặc do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác và cấp quân khu uỷ thác hoặc của cấp huyện nếu thấy cần thiết lấy lên để thi hành.
Quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
Quyết định của Trọng tai nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Việt hoặc phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại…
2.3. Trình tự, thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự có lâu không?
Thời gian thực hiện thi hành án tuỳ thuộc vào trừng trường hợp cụ thể nhưng nếu không gặp các sự kiện bất khả kháng hoặc trì hoãn thì thường thời gian này khoảng 1,5 tháng gồm các giai đoạn:
Sau khi nhận được yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ trả lời về việc có giải quyết yêu cầu và ra quyết định thi hành án trong thời gian 05 ngày làm việc.
Sau khi ra quyết định, cơ quan thi hành án sẽ gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc và thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra văn bản.
Không chỉ thông báo cho đương sự, cơ quan thi hành án còn phải niêm yết công khai văn bản này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết và thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng.
Sau đó, người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện thi hành án tự nguyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn tự nguyện thi hành án, người thi hành án không tự nguyện thi hành án thì sẽ phải tiến hành xác minh hoặc xác minh ngay nếu thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Sau đó, hết thời hạn tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, việc cưỡng chế này không được thực hiện trong thời gian từ 22 giờ đêm hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau và không thực hiện trong các ngày nghỉ, ngày lễ.
2.4. Có mất phí khi yêu cầu thi hành án dân sự?
Căn cứ khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2014, số tiền thi hành án gồm các khoản:
- Chi phí thi hành án.
- Tiền cấp dưỡng, tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động, tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất tinh thần.
- Tiền án phí, lệ phí Toà án.
- Các khoản khác theo bản án, quyết định thi hành án.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Bùi Phạm Hồng Ngọc; Ngày viết: 10/08/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
__________________________________________________________
Xem thêm các bài viết liên quan
Những lợi ích cần biết khi mời luật sư tư vấn về cầm cố tài sản?
Những lợi ích khi tham vấn luật sư tư vấn về hủy bỏ hợp đồng dân sự
Tại sao nên mời luật sư tư vấn về bảo vệ quyền sở hữu tài sản?
Những lợi ích của việc mời Luật sư tư vấn khi tiến hành kháng cáo bản án, quyết định dân sự sơ thẩm
Có nên mời Luật sư từ giai đoạn khởi kiện vụ án dân sự không?