Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tư vấn giải pháp cho người nước ngoài có tài sản thừa kế tại Việt Nam

Tư vấn giải pháp cho người nước ngoài có tài sản thừa kế tại Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc người nước ngoài có tài sản thừa kế tại Việt Nam đòi hỏi sự tư vấn pháp lý chặt chẽ. Pháp luật Việt Nam quy định nhiều điều kiện về quyền thừa kế và sở hữu tài sản, đặc biệt là bất động sản, khi có yếu tố nước ngoài. Trong bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tư vấn giải pháp cho người nước ngoài có tài sản thừa kế tại Việt Nam

I. Trường hợp người nước ngoài có tài sản thừa kế tại Việt Nam thuộc quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên trong quan hệ thừa kế là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt việc thừa kế xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ thừa kế ở nước ngoài.”

Như vậy, trong trường hợp này người để lại tài sản là người Việt Nam và người thừa kế tài sản là người nước ngoài cho nên đây sẽ thuộc quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.

II. Điều kiện hưởng tài sản thừa kế đối với người mang quốc tịch nước ngoài

2.1. Đối với di sản là động sản

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

“Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.”

Theo quy định này, di sản là động sản sẽ được phân chia theo pháp luật của quốc gia mà người để lại di sản có quốc tịch ngay trước khi qua đời. Điều này có nghĩa là, nếu một người mang quốc tịch Việt Nam và qua đời, di sản là động sản của họ sẽ được phân chia theo pháp luật Việt Nam, bất kể người đó mất ở đâu. Trong trường hợp bên nhận thừa kế là người nước ngoài hoặc không mang quốc tịch Việt Nam, pháp luật Việt Nam vẫn là cơ sở để giải quyết di sản thừa kế liên quan đến động sản.

Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam, đảm bảo rằng di sản của họ được xử lý theo pháp luật mà họ quen thuộc, đồng thời tránh những rắc rối có thể phát sinh do xung đột pháp luật giữa các quốc gia có yếu tố nước ngoài.

2.2. Đối với di sản là bất động sản

Di sản là bất động sản ở đây bao gồm: Đất đai; Nhà cửa, công trình xây xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, công trình nhà ở; Tài sản khác theo quy định pháp luật. Đối với loại tài sản này, chủ sở hữu phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất. Vì đất đai thuộc về quốc gia và là tài nguyên quan trọng, việc chuyển nhượng hoặc sở hữu bất động sản phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt, đặc biệt với người nước ngoài.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

“Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Ngoài ra, theo Điều 186 Luật Đất đai 2013, người nước ngoài có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam trong một số trường hợp nhất định, như khi họ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp này, người nước ngoài có thể thừa kế nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất và có các quyền mua bán, tặng cho, thừa kế trong thời hạn pháp luật cho phép.

Như vậy, nếu người nước ngoài không đủ điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam, họ không được quyền trực tiếp thừa kế bất động sản. Thay vào đó, họ chỉ có thể nhận giá trị của bất động sản. Điều này có nghĩa là họ không có quyền sở hữu, chuyển nhượng, hay sử dụng bất động sản, nhằm đảm bảo rằng đất đai không thuộc quyền quản lý của người nước ngoài. Quy định này nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia về đất đai, ngăn chặn việc đất đai chuyển nhượng cho người nước ngoài một cách gián tiếp thông qua thừa kế hoặc các giao dịch khác. Đây là một biện pháp để kiểm soát quyền sở hữu và sử dụng đất trong nước, bảo vệ sự ổn định và an ninh về đất đai.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Hoàng Thanh Tùng; Ngày viết: 23/09/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729;

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

________________________________________________________________________

Các bài viết liên quan

Người việt nam định cư ở nước ngoài có được nhận thừa kế là nhà đất ở Việt Nam không?

Người không được hưởng di sản thừa kế

Thừa kế là gì? ai có quyền thừa kế di sản của người đã chết?

Thừa kế theo pháp luật

Người nước ngoài cư trú tại việt nam có được nhận thừa kế quyền sử dụng đất?



Gọi ngay

Zalo