Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tài sản nào được tính là di sản thừa kế?

Tài sản nào được tính là di sản thừa kế?

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Việc xác định cụ thể tài sản thừa kế thường gặp nhiều trở ngại do tính chất phức tạp của các mối quan hệ pháp luật phát sinh. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giúp bạn xác định tài sản nào được coi là di sản thừa kế.

Tài sản nào được tính là di sản thừa kế?

1. Di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết

Tài sản riêng của cá nhân là những tài sản hợp pháp mà cá nhân sở hữu, không bị giới hạn về số lượng và giá trị. Những tài sản này có thể hình thành từ các nguồn như thu nhập từ lao động, sản xuất, kinh doanh, quà tặng riêng, thừa kế riêng, quyền tài sản liên quan đến sở hữu trí tuệ và các nguồn thu nhập khác. Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng để phục vụ nhu cầu vật chất, sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác phù hợp với pháp luật. Khi cá nhân qua đời, tài sản riêng của họ trở thành một phần của di sản thừa kế.

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng có quyền sở hữu tài sản riêng. Những tài sản riêng này có thể bao gồm:

- Tài sản mà mỗi người sở hữu trước khi kết hôn.

- Tài sản được thừa kế hoặc tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.

- Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được chia riêng cho vợ hoặc chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng sau khi đã chia cũng thuộc tài sản riêng, trừ khi có thỏa thuận khác.

- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng.

- Tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng.

- Các tài sản khác được pháp luật quy định là tài sản riêng của vợ chồng.

Theo Điều 11 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ, tài sản riêng khác của vợ chồng bao gồm:

- Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Tài sản mà vợ hoặc chồng được xác lập quyền sở hữu riêng theo phán quyết của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

- Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ hoặc chồng nhận được theo quy định của pháp luật về ưu đãi cho người có công với cách mạng; quyền tài sản khác liên quan đến nhân thân của vợ chồng.

Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận, tài sản riêng sẽ được xác định theo văn bản thỏa thuận lập trước khi kết hôn.

2. Di sản thừa kế là tài sản của người chết trong khối tài sản chung với chủ thể khác

Sở hữu chung là quyền sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản, bao gồm hai loại: sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Quyền sở hữu chung có thể được xác lập dựa trên thỏa thuận, quy định pháp luật hoặc tập quán. Di sản thừa kế là phần tài sản của người đã mất trong khối tài sản chung với người khác, và có thể thuộc hai loại chính:

Thứ nhất, di sản thừa kế trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng

Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Tài sản chung được tạo lập, phát triển trong thời kỳ hôn nhân và vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vợ chồng có thể lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc theo luật định. Nếu chọn theo thỏa thuận, tài sản chung được xác định theo văn bản thỏa thuận trước khi kết hôn. Nếu không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận bị tuyên bố vô hiệu, chế độ tài sản theo luật định sẽ được áp dụng.

Tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân, tài sản thừa kế hoặc được tặng cho chung, và quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn. Tài sản hình thành từ tài sản riêng nhập vào tài sản chung cũng được coi là tài sản chung. Khi một bên qua đời, tài sản chung sẽ được chia đôi; một nửa thuộc sở hữu riêng của người còn sống, nửa còn lại là di sản thừa kế của người đã mất.

Thứ hai, di sản thừa kế trong khối tài sản chung theo phần với chủ thể khác

Sở hữu chung theo phần là sở hữu trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ thể được xác định rõ ràng. Mỗi chủ thể có quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần sở hữu của mình. Việc xác định phần di sản của người đã mất trong khối tài sản chung theo phần thường yêu cầu định giá tài sản chung để phân chia.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Hoàng Thanh Tùng; Ngày viết: 09/08/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

________________________________________________________

Các bài viết liên quan:

Di sản thừa kế được phân chia như thế nào

Tư vấn thừa kế theo pháp luật

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Thừa kế theo pháp luật

Tư vấn thừa kế theo pháp luật



Gọi ngay

Zalo