Tài sản là sổ tiết kiệm ngân hàng thì được chia thừa kế như thế nào?
Tài sản là sổ tiết kiệm ngân hàng thì được chia thừa kế như thế nào?
Gửi tiết kiệm ngân hàng là một cách thức tích lũy tài sản phòng những trường hợp không may trong tương lai. Nhưng nếu chẳng may chủ sở hữu sổ tiết kiệm qua đời, vậy thì sổ tiết kiệm đó sẽ được xử lý như thế nào? Tiền gửi tiết kiệm của người mất có được coi là di sản thừa kế không? Để rút tiền tiết kiệm của người đã mất, người thừa kế cần làm những thủ tục gì?
1. Sổ tiết kiệm ngân hàng có được xem là di sản thừa kế không?
Sổ tiết kiệm là giấy tờ ghi nhận việc gửi tiền tiết kiệm của một cá nhân tại ngân hàng, với thoả thuận về lãi suất, số tiền gửi, kì hạn gửi và các điều khoản khác.
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Tại Điều 105 Bộ luật Dân sự quy định: tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Sổ tiết kiệm được coi là tài sản của người đứng tên trên sổ tiết kiệm.
Do đó, khi chủ sở hữu sổ tiết kiệm chết, số tiền trong sổ tiết kiệm được coi là di sản thừa kế và sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
2. Cách phân chia di sản thừa kế đối với di sản là sổ tiết kiệm ngân hàng được quy định thực hiện như thế nào?
Trường hợp 1: Người có sổ tiết kiệm để lại di chúc:
Nếu người chết để lại di chúc, cần phải kiểm tra tính hiệu lực của di chúc. Nếu di chúc hợp pháp, người thừa kế thực hiện phân chia di sản theo di chúc và hưởng phần di sản trong sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 còn có những trường hợp mà người chết để lại di chúc nhưng những người sau đây vẫn được hưởng hai phần ba của một suất thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng.
Trường hợp 2: Người có sổ tiết kiệm không để lại di chúc:
Nếu người chết không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp thì sổ tiết kiệm sẽ được phân chia theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, chia cho những người thuộc ba hàng thừa kế.
3. Người thừa kế sẽ làm thủ tục gì để phân chia di sản thừa kế là sổ tiết kiệm ngân hàng?
Để hưởng di sản thừa kế di sản là sổ tiết kiệm, người thừa kế cần tuân theo các quy trình, thủ tục theo quy định pháp luật.
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 57 và Điều 63 Luật Công chứng 2014 thì hồ sơ cần chuẩn bị để chia thừa kế gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Di chúc (nếu có);
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
- Sổ tiết kiệm;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản với người nhận thừa kế;
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, những đồng thừa kế có thể đến Văn phòng/ Phòng công chứng để thực hiện thủ tục công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế. Sau đó, người thừa kế liên hệ với ngân hàng nơi có sổ để được hướng dẫn về quy trình, thủ tục rút tiền trong sổ tiết kiệm.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phan Thị Thanh Xuân; Ngày viết: 19/09/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: hotmail@htcvn.vn
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
_________________________________________________________________________
Các bài viết liên quan
Phân chia di sản thừa kế theo di chúc và không có di chúc