Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Quyền và nghĩa vụ của người nhận thừa kế khi tài sản thừa kế bị cầm cố hoặc thế chấp.

Quyền và nghĩa vụ của người nhận thừa kế khi tài sản thừa kế bị cầm cố hoặc thế chấp.

Hiện nay, tình trạng tài sản thừa kế bị cầm cố hoặc thế chấp ngày càng phổ biến, gây ra không ít tranh chấp về quyền sở hữu và nghĩa vụ thanh toán, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người thừa kế. Nếu không giải quyết kịp thời, vấn đề này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội. Bài viết sẽ phân tích quyền, nghĩa vụ của người thừa kế đối với vấn đề trên và đưa ra giải pháp pháp lý hiệu quả.

Quyền và nghĩa vụ của người nhận thừa kế khi tài sản thừa kế bị cầm cố hoặc thế chấp.

1. Tài sản thừa kế bị cầm cố hoặc thế chấp là gì?

- Tài sản thừa kế (Di sản) bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác (theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015).

Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015).

Theo đó, tài sản thừa kế chỉ được chuyển giao khi đã thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản mà người để lại di sản phải thực hiện (căn cứ Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015).

=> Như vậy, tài sản thừa kế không chỉ bao gồm các tài sản hữu hình như đất đai, nhà cửa, mà còn có thể là quyền tài sản hoặc các nghĩa vụ tài chính đi kèm.

- Cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (căn cứ Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015).

- Thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp) (căn cứ Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015).

=> Tài sản thừa kế bị cầm cố hoặc thế chấp là tài sản mà người để lại di sản đã dùng để đảm bảo nghĩa vụ tài chính (như khoản vay) trước khi qua đời. Người thừa kế sẽ nhận tài sản nhưng phải đối mặt với các nghĩa vụ trả nợ, giải quyết tranh chấp liên quan đến việc thực hiện hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp này.

2. Quyền của người nhận thừa kế khi tài sản thừa kế bị cầm cố hoặc thế chấp

- Quyền của người nhận thừa kế khi tài sản thừa kế bị cầm cố (căn cứ Điều 312 Bộ luật Dân sự 2015)

+ Yêu cầu bên nhận cầm cố tài sản thừa kế chấm dứt việc sử dụng tài sản này trong trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 314 Bộ luật Dân sự 2015 nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

+ Yêu cầm bên nhận cầm cố tài sản thừa kế trả lại tài sản này và giấy tờ liên quan, nếu khi có nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

+ Yêu cầu bên nhận cầm cố tài sản thừa kế bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản này.

+ Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý theo quy định của luật.

- Quyền của người nhận thừa kế khi tài sản thừa kế bị thế chấp (căn cứ Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015)

+ Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thừa kế bị thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thoả thuận.

+ Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thừa kế bị thế chấp.

+ Nhận lại tài sản thừa kế bị thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản này do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

+ Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thừa kế bị thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

+ Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thừa kế bị thế chấp không phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

+ Được cho thuê, cho mượn tài sản thừa kế bị thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

3. Nghĩa vụ của người nhận thừa kế khi tài sản thừa kế bị cầm cố hoặc thế chấp

- Nghĩa vụ của người nhận thừa kế khi tài sản thừa kế bị cầm cố (Căn cứ Điều 311 Bộ luật Dân sự 2015)

+ Giao tài sản thừa kế bị cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận.

+ Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản thừa kế bị cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thừa kế bị cầm cố.

+ Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản thừa kế bị cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

- Nghĩa vụ của người nhận thừa kế khi tài sản thừa kế bị thế chấp (căn cứ Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015)

+ Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thừa kế bị thế chấp trong trường hợp các bên có thoả thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

+ Bảo quản, giữ gìn tài sản thừa kế bị thế chấp.

+ Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thừa kế bị thế chấp do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

+ Khi tài sản thừa kế bị thế chấp hư hỏng thì một thời gian hợp lý, bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

+ Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thừa kế bị thế chấp cho bên nhận thế chấp.

+ Giao tài sản thừa kế bị thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015.

+ Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thừa kế bị thế chấp, nếu có; trường hợp không có thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền huỷ hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thừa kế bị thế chấp.

+ Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thừa kế bị thế chấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4, 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015.

=> Nghĩa vụ chung của người nhận thừa kế trong 2 trường hợp trên:

Nghĩa vụ trở nợ từ tài sản của người chết, người thừa kế tiếp nhận tài sản phải thanh toán các khoản nợ nếu có (căn cứ Điều 466, 615 Bộ luật Dân sự 2015).

4. Các vấn đề liên quan

- Các tranh chấp giữa người nhận thừa kế và bên nhận cầm cố, thế chấp

+ Tranh chấp giữa người nhận thừa kế và bên nhận cầm cố, thế chấp về quyền sở hữu và nghĩa vụ trả nợ.

+ Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp và người nhận thừa kế trong trường hợp không thế thanh toán nghĩa vụ tài chính.

- Tình huống tài sản không đủ giá trị để thanh toán khoản vay

Người nhận thừa kế chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị tài sản thừa kế, nếu tài sản không đủ để thanh toán nợ, phải giải quyết theo các quy định pháp lý.

5. Giải pháp xử lý

Khi xảy ra tranh chấp giữa người nhận thừa kế tài sản bị cầm cố, thế chấp và bên nhận cầm cố, thế chấp, các giải pháp xử lý có thể được thực hiện như:

- Thương lượng hoặc hoà giải.

- Khởi kiện tại toà án để giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu và nghĩa vụ tài chính.

- Bán đấu giá tài sản thừa kế để thanh toán nợ.

- Đàm phán tái cấu trúc nghĩa vụ tài chính.

=> Kết luận: Quyền và nghĩa vụ của người nhận thừa kế khi tài sản thừa kế bị cầm cố hoặc thế chấp khá tương đương với quyền và nghĩa vụ của người cầm cố, thể chấp tài sản, chỉ thêm là người cầm cố, thể chấp tài sản là người đã chết và tài sản cầm cố, thế chấp đó trở thành tài sản thừa kế của người được thừa kế, vì vậy, người thừa kế phải có nghĩa vụ thanh toán nợ trong phạm vi tài sản thừa kế (tài sản thừa kế chỉ được chuyển giao khi người nhận thừa kế đã thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản mà người để lại di sản phải thực hiện)

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Phan Thảo Chi; Ngày viết: 31/12/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

_______________________________________________________

Các bài viết liên quan

Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo di chúc

Tư vấn về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

Quy định của pháp luật về cầm cố, thế chấp tài sản





Gọi ngay

Zalo