Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẦM CỐ, THẾ CHẤP TÀI SẢN

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẦM CỐ, THẾ CHẤP TÀI SẢN

Cầm cố và thế chấp tài sản là hai biện pháp bảo đảm được sử dụng nhiều trong các hợp đồng của dân sự nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Vậy hiện nay pháp luật có những quy định như thế nào về hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này. Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.



I. Căn cứ pháp luật

Bộ Luật Dân sự 2015

II. Nội dung

Mặc dù là đều là biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng thế chấp và cầm cố là hai biện pháp hoàn toàn khác nhau. Pháp luật hiện nay cũng có những quy định riêng về hai vấn đề này, do đó để giúp các bạn hiểu rõ hơn về hai biện pháp này đồng thời phân biệt được sự khác nhau, giúp cho hai bên trong hợp đồng có thể lựa chọn được một biện pháp tối ưu nhất để đáp ứng tối đa quyền lợi của cả hai bên tham gia hợp đồng dân sự, chúng tôi đã làm rõ các quy định của pháp luật về hai biện pháp này qua bảng dưới đây:

Nội dung

Cầm cố tài sản

Thế chấp tài sản

Cơ sở pháp lý

Từ Điều 309 – Điều 316

Từ Điều 317 – Điều 327

Khái niệm

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Hiệu lực

Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Quyền, nghĩa vụ của bên cầm cố, thế chấp

Bên cầm cố có nghĩa vụ: Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Về quyền: Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Nghĩa vụ của bên thế châp: Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp.

Về quyền: Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố, thế chấp

Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố: Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; phải bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng hoặc thất lạc. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan.

Về quyền: Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó. Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp: Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp. Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp đúng quy định của pháp luật.

Về quyền: Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế. Xử lý tài sản thế chấp.

Ngoài ra còn một số quy định khác về cầm cố, thế chấp tài sản như:

- Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp chấm dứt.

+ Việc cầm cố, thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

+ Tài sản cầm cố, thế chấp đã được xử lý.

+ Theo thỏa thuận của các bên.

- Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

+ Bán đấu giá tài sản;

+ Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

+ Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

+ Phương thức khác.

Trên đây là các quy định của pháp luật về vấn đề Cầm cố và thế chấp tài sản của công ty Luật HTC Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ chúng tôi để dược giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

(Đường Linh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Tư vấn về hợp đồng thế chấp

Tư vấn thế chấp tài sản

Tư vấn pháp luật về cầm cố tài sản


Gọi ngay

Zalo