Những điều cần biết về tội trộm cắp tài sản
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN.
Trộm cắp tài sản là một vấn đề nhức nhối gây bức xúc trong xã hội càng ngày có chiều hướng gia tăng và phức tạp. Đứng trước tình trạng đó, đặt ra vấn đề là pháp luật Việt Nam cần có những quy định chặt chẽ để nhằm hạn chế một cách tốt nhất tình hình phạm tội. Vậy vấn đề này được pháp luật quy định cụ thể như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Tội trộm cắp tài sản là gì?
Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút bí mật chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là di vật, cổ vật.
2. Đặc điểm tội trộm cắp tài sản
Đặc điểm cũng như dấu hiệu đặc trưng nổi bật của tội trộm cắp tài sản là thủ đoạn lén lút của người phạm tội, lợi dụng sơ hở của người bị hại để chiếm đoạt tài sản của họ, hoặc người quản lý tài sản không hề biết mình sẽ bị mất tài sản, sau khi mất họ mới biết bị mất tài sản.
Vì vậy, tội trộm cắp tài sản luôn đi kèm với hành vi chiếm đoạt tài sản, nếu lén lút mà không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì không phải là tội trộm cắp tài sản. Có thể nói, trộm cắp tài sản là chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lén lút.
3. Dấu hiệu pháp lý tội trộm cắp tài sản
1. Khách thể của tội phạm: Tội xâm phạm quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân.
2. Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS, từ đủ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội tại khoản 1,2; từ đủ 14 tuổi trở lên đối vơi trường hợp phạm tội tại khoản 3,4 Điều 173 BLHS
3. Mặt chủ quan của tội phạm: Tội trộm cắp tài sản được thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là vụ lợi
4. Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi trộm cắp tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau:
- Trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên.
- Trộm cắp tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
- Trộm cắp tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội: Tội cướp tài sản (Điều 168), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ( Điều 169), Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170), Tội cướp giật tài sản (Điều 171), Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174), Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175) và Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ( Điều 290) của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Trộm cắp tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Trộm cắp tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
- Trộm cắp tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật.
Tội trộm cắp tài sản hoàn thành từ thời điểm người phạm tội chuyển dịch được tài sản thoát khỏi sự quản lý của người quản lý tài sản.
Trên thực tế, việc xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm phụ thuộc vào tính chất tài sản dễ hay không dễ cất giấu và vị trí nơi để tài sản (nơi để trong người, ngoài sân, ngoài bãi, dọc đường đi…)
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Việt Hà/260; Ngày viết: 07/04/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
__________________________________________________
Bài viết liên quan:
- Tư vấn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Vay tiền không có khả năng trả có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
- Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Tiêu chí lựa chọn luật sư tư vấn hình sự
- Lý do nên mời luật sư bào chữa trong vụ án hình sự