Nhà thầu gian lận hồ sơ đấu thầu: Hệ lụy pháp lý nặng nề ra sao?
1. Đấu thầu là gì?
Căn cứ tại Khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 có định nghĩa về đấu thầu như sau: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư để ký kết, thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.
2. Hành vi gian lận thầu là gì?
Tại Khoản 4 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023, quy định về hành vi gian lận thầu gồm các hành vi sau đây:
- Làm giả hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu;
- Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhằm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Như vậy, khi có một trong các hành vi được quy định tại Khoản 4 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 thì được coi là có hành vi gian lận hồ sơ đấu thầu.
3. Những hệ quả pháp lý nặng nề
Việc các nhà thầu có hành vi gian lận trong hồ sơ đấu thầu dẫn tới nhiều hệ quả pháp lý nặng nề, có thể kể đến những hệ quả như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo Khoản 1 Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu, cụ thể:
- Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm trong đó có hành vi gian lận thầu
- Đối với nhà thầu liên danh, chỉ cấm tham gia gia hoạt động đấu thầu đối với thành viên có hành vi gian lận thầu.
Thứ hai, bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 37 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, cụ thể: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau mà không phải là tội phạm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự:
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
- Thông thầu.
- Gian lận trong đấu thầu.
- Cản trở hoạt động đấu thầu.
- Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu.
- Chuyển nhượng thầu trái phép.
Như vậy, gian lận hồ sơ thầu có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Thứ ba, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự
Ngoài những hậu quả pháp lý nặng nề trên còn có thể ảnh hưởng đến uy tín của nhà thầu gây ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp và cơ hội kinh doanh trong tương lai.
___________________________________________________________________________
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Bích Diệp; Ngày viết: 22/02/2025)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: hotmail@htcvn.vn
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
___________________________________________________________________
Bài viết liên quan:
- Những dự án cần phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
- Thời hạn ký quỹ đối với dự án đầu tư khi tăng vốn nhưng không phải điều chỉnh chủ trương đầu tư.
- GIẢI THÍCH VỀ CÁC LOẠI GIẤY PHÉP
- Luật sư tư vấn lựa chọn các hình thức đấu thầu