Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​LUẬT SƯ TƯ VẤN XỬ PHẠT CÁ NHÂN, DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ THUÊ

LUẬT SƯ TƯ VẤN XỬ PHẠT CÁ NHÂN, DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ THUÊ

Mặc dù kinh doanh dịch vụ đòi nợ bị cấm từ ngày 1/1/2021 nhưng các quan hệ kinh doanh, mua bán, vay mượn vẫn tiếp tục diễn ra làm phát sinh các khoản nợ, tranh chấp. Dù chủ nợ có thể khởi kiện dân sự để đòi lại khoản nợ nhưng việc giải quyết theo hình thức này thường mất thời gian và không phải mọi tranh chấp đều được giải quyết dễ dàng ở tòa án. Chính vì vậy, chắc chắn sẽ còn nhiều chủ nợ muốn đòi các khoản nợ đã cho vay thông qua một bên thứ ba. Có cầu ắt có cung, các doanh nghiệp có thể biến tướng, trá hình hoạt động đòi nợ thuê dưới nhiều hình thức khác nhau. Vậy, quy định của pháp luật về xử phạt kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê như thế nào?

I. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Dân sự năm 2015;

- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;

- Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ;

- Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.


II. Nội dung tư vấn

1. Thế nào là kinh doanh dịch vụ đòi nợ?

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một ngành dịch vụ mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, công ty, tập đoàn ủy quyền cho tổ chức được pháp luật cho phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện hoạt động đòi nợ trong khuôn khổ pháp luật. Trong đó, nội dung của hoạt động dịch vụ đòi nợ căn cứ theo Điều 6 Nghị định 104/2007/NĐ-CP gồm:

+ Đại diện chủ nợ để xác định các khoản nợ, các nội dung liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ; đôn đốc khách nợ trả nợ; thu nợ.

+ Đại diện chủ nợ làm việc với tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để thu nợ.

+ Đại diện khách nợ để xác định các khoản nợ, biện pháp xử lý nợ với chủ nợ.

+ Tư vấn pháp luật cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc xác định nợ; biện pháp, quy trình, thủ tục xử lý nợ.

2. Quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Luật Đầu tư năm 2014 đưa kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Điều 7 Luật này. Chiều ngày 17/06/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư (sửa đổi), trong đó điểm h khoản 1 Điều 6 quy định ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh bao gồm cả kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Luật Đầu tư năm 2020 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2021, theo đó hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ đang tồn tại sẽ chính thức bị cấm.

3. Biện pháp xử phạt khi kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Điều 7 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh sẽ bị xử phạt như sau:

“1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này”.

Theo đó, từ ngày 1/1/2021, cá nhân cố tình kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sẽ bị phạt tiền lên đến 80 triệu đồng còn đối với tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 120 đến 160 triệu đồng đồng thời bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Đồng thời, nếu cá nhân, tổ chức có các hành vi kinh doanh đòi nợ gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng có thể bị xử phạt hành chính với mức xử phạt từ 1 đến 2 triệu đồng theo điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Cụ thể là “Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác”

Bên cạnh xử phạt về hành chính, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị cấm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi đòi nợ có các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Chẳng hạn:

+ Tội đe dọa giết người, có thể bị phạt tù lên đến 7 năm;

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của người khác, với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân;

+ Tội làm nhục người khác, tù có thời hạn 5 năm là hình phạt cao nhất có thể bị áp dụng;

+ Tội cướp tài sản, có thể bị phạt tù chung thân.

+ Tội cưỡng đoạt tài sản, khung hình phạt cao nhất là tù 20 năm.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về xử phạt hành vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng với khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.

(Ngát)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vnXem thêm bài viết liên quan:

- Tạt chất bẩn vào nhà người khác thì bị xử lý như thế nào?



Gọi ngay

Zalo