Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​LUẬT SƯ TƯ VẤN BIỆN PHÁP THU HỒI NỢ KHI BÊN VAY KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ

LUẬT SƯ TƯ VẤN BIỆN PHÁP THU HỒI NỢ KHI BÊN VAY KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ

Dịch Covid-19 đã và đang lan rộng trên toàn thế giới khiến nhiều quốc gia phải đóng cửa biên giới, các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán,… Tình trạng vay nợ để bù đắp các khoản tiêu dùng cũng ngày một cao, không loại trừ khả năng dẫn tới tình trạng vỡ nợ tín dụng tiêu dùng cũng như tăng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng và công ty tài chính. Chúng ta vẫn có câu “nắm kẻ có tóc, không ai nắm kẻ trọc đầu”, trường hợp éo le là khi con nợ không còn tài sản để trả nợ thì bên cho vay cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

I. Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015.


II. Nội dung tư vấn

1. Thế nào là bên vay không có khả năng trả nợ?

Bên vay không còn khả năng trả nợ hay còn được gọi là vỡ nợ, là việc cá nhân hay tổ chức không trả được nợ bao gồm cả lãi hoặc gốc của một khoản vay hay chứng khoán, khi xảy ra người vay không thể thực hiện thanh toán kịp thời, bỏ lỡ thời gian thanh toán hoặc ngừng thanh toán.

Đối với tổ chức là doanh nghiệp, pháp luật sử dụng thuật ngữ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, tức là doanh nghiệp không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

2. Nguyên tắc đòi nợ đúng pháp luật

- Việc đòi nợ cũng như hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Từ ngày 1/1/2021 Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực, điều này đồng nghĩa với việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê bị cấm. Vậy hoạt động đòi nợ nói chung phải tuân theo nguyên tắc sau để không trái với quy định của pháp luật:

+ Người cho vay cần lưu ý là không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, không uy hiếp tinh thần và không bắt giữ người vay trái pháp luật để buộc người vay phải trả tiền cho mình. + Hoạt động đòi nợ không được sử dụng các phương tiện làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng.

3. Các biện pháp thu hồi nợ khi người vay không có khả năng trả nợ

- Thương lượng

Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế, theo đó các bên tự bàn bạc để thống nhất cách thức giải quyết tranh chấp của các bên mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của bên thư ba. Có thể nói, phương pháp thương lượng là phương pháp được ưu tiên trong giải quyết các loại tranh chấp phát sinh trong đời sống dân sự bởi tính đơn giản, gọn nhẹ. Phương pháp này vừa tiết kiện được thời gian, tiền bạc, giữ được bí mật kinh doanh cho các bên và vẫn đảm bảo được uy tín và quan hệ hợp tác. Thực tế cho thấy, nếu các bên đàm phán thu hồi nợ thành công, các bên vẫn giữ được quan hệ tốt đẹp, tránh tổn hại về sức khỏe, tâm lý, tinh thần cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí cho các hoạt động đòi nợ khác. Phương pháp này thích hợp áp dụng giải quyết những khoản nợ có giá trị nhỏ, các bên có thiện chí. Trường hợp con nợ dù không có khả năng trả nợ nhưng có thiện chí trả nợ thì việc đàm phán thương lượng sẽ trở nên đơn giản hơn. Chủ nợ cần có thái độ đàm phán thương lượng nhẹ nhàng, thuyết phục để con nợ hiểu được vấn đề, cùng bàn bạc để lên kế hoạch giải quyết khoản nợ.

Tuy nhiên, đối với các khoản nợ khó đòi hay người vay không có khả năng trả nợ nhưng lại không có thiện chí trả nợ, phương pháp này rất khó để thành công. Con nợ đã lâm vào tình trạng vỡ nợ, tâm lý sẽ cố tình tìm mọi lý do trốn tranh việc trả nợ. Đối với trường hợp này, để đảm bảo hiệu quả của biện pháp thương lượng, chủ nợ cần nắm bắt được tâm lý của con nợ, các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khoản nợ nhằm thúc đẩy sự hợp tác đàm phán của con nợ trong việc thống nhất cách giải quyết khoản nợ. Nếu như con nợ cố tình không hợp tác giải quyết thì buộc chủ nợ cần phải áp dụng biện pháp thu hồi nợ mạnh tay hơn để bảo đảm khả năng thu hồi nợ thành công.

- Sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ hoặc công ty luật.

Thực tế hiện nay, các chủ nợ không chọn các biện pháp nhẹ nhàng là thương lượng hay không muốn trải qua các thủ tục, trình tự tư pháp khi khởi kiện tranh chấp ra Tòa án để đòi nợ mà thường tìm đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ hoặc công ty luật. Đây là phương pháp nhờ đến sự tác động của bên thứ ba, đại diện cho mình thu hồi nợ về. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ được cấp phép, công ty luật có đội ngũ nhân viên, quy trình làm việc chuyên nghiệp, được đào tạo và có kinh nghiệm xử lý các khoản nợ khó đòi.

Tuy nhiên, nhiều hoạt động đòi nợ thuê đang biến tướng với đòi nợ kiểu “giang hồ”, cưỡng đoạt tài sản, gây áp lực lên con nợ dẫn đến nhiều hệ lụy. Do đó, Luật Đầu tư năm 2020 được thông qua đã chính thức quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2021. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh đòi nợ là vi phạm pháp luật và tất yếu việc bạn tìm đến các doanh nghiệp này để nhờ đòi nợ là không hợp pháp. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021, bạn không thể áp dụng biện pháp sử dụng dịch vụ của các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Nhưng bên cạnh đó, việc ủy quyền cho công ty luật đại diện khách hàng giải quyết tranh chấp về khoản nợ thông qua hợp đồng pháp lý mang lại hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Luật sư tại các công ty luật nắm chắc các quy định của pháp luật có liên quan cũng như có kinh nghiệm thu hồi nợ sẽ cung cấp cho khách hàng các giải pháp thu hồi nợ tối ưu nhất.

- Khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự

Biện pháp này được sử dụng khi nỗ lực đàm phán, thương lượng không thành. Biện pháp này làm hao tổn thời gian, công sức và tài chính của chủ nợ bởi các thủ tục tố tụng phải tuân theo quy trình, thủ tục luật định. Nhưng ngược lại, giải quyết việc đòi nợ thông qua Tòa án đảm bảo tính hợp pháp tối đa, Tòa án có thể ra các biện pháp ngăn chặn con nợ tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Bên cạnh đó, việc kiện đòi nợ để thắng kiện khả năng rất cao bởi mọi việc khá rõ ràng với hợp đồng hay các văn bản, giấy tờ liên quan cũng như việc con nợ thừa nhận khoản vay chưa trả. Tuy nhiên điều mà chủ nợ cần là đòi được tiền chứ không phải chỉ là thắng kiện. Đối với các con nợ không còn khả năng thanh toán thắng kiện rồi không có nghĩa là chủ nợ có thể lấy tiền được ngay. Trường hợp này, họ phải làm thêm một thủ tục yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự thi hành án, buộc bên nợ phải thực hiện bản án.

- Tố cáo ra Cơ quan Công an

Trong trường hợp, bên cho vay nhận thấy người vay tiền có dấu hiệu của tội lừa đảo hoặc làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì có thể làm đơn tố giác tội phạm ra cơ quan Công an. Đặc biệt, nếu con nợ có dấu hiệu của tội phạm thì khả năng cao sẽ bỏ trốn. Việc tố giác tội phạm có thể bắt đầu quá trình tố tụng của vụ án hình sự. Theo đó, chủ nợ có thể tham gia tố tụng với tư cách bị hại hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, qua đó, nhậnlại được khoản nợ. Tuy nhiên, trường hợp này, chủ nợ phải có hiểu biết về các quy định của pháp luật, tránh trường hợp con nợ tố cáo về hành vi vu khống hoặc xúc phạm danh dự nhân phẩm.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về các biện pháp xử lý khi bên vay không có khả năng trả nợ. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng với khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.

(Ngát)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm bài viết liên quan:

- Nghĩa vụ trả nợ của bên vay khi vay quá hạn



Gọi ngay

Zalo