Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

LÀM THẾ NÀO KHI BỊ NGƯỜI KHÁC LỢI DỤNG CÔNG NGHỆ PHÁT TÁN NỘI DUNG NHẠY CẢM?

LÀM THẾ NÀO KHI BỊ NGƯỜI KHÁC LỢI DỤNG CÔNG NGHỆ PHÁT TÁN NỘI DUNG NHẠY CẢM?

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, cũng chính từ những tiện ích này, không ít người đã lợi dụng công nghệ để phát tán những nội dung nhạy cảm, xâm phạm đời sống cá nhân và gây tổn hại nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của người khác. Khi gặp phải tình huống này, việc tìm kiếm sự tư vấn pháp lý từ Luật sư là vô cùng quan trọng để bảo vệ quyền lợi cá nhân và đưa vụ việc ra ánh sáng.

LÀM THẾ NÀO KHI BỊ NGƯỜI KHÁC LỢI DỤNG CÔNG NGHỆ PHÁT TÁN NỘI DUNG NHẠY CẢM?

Nội dung nhạy cảm là gì?

Hiện nay, chưa có định nghĩa chính xác hay quy định cụ thể về nội dung nhạy cảm. Tuy nhiên, nội dung nhạy cảm có thể được hiểu một cách cơ bản như sau.

Nội dung nhạy cảm là các thông tin, hình ảnh, video hoặc tài liệu có thể gây tổn hại đến danh dự, uy tín, và đời sống riêng tư của cá nhân. Các nội dung này có thể bao gồm:

Hình ảnh, video khiêu dâm hoặc tình dục.

Thông tin cá nhân, như địa chỉ nhà, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng.

Thông tin sai lệch về cá nhân hoặc tổ chức.

Lời nói xúc phạm, bôi nhọ, vu khống hoặc xuyên tạc sự thật.

Khi những nội dung này bị phát tán trái phép hoặc lợi dụng công nghệ để lan truyền một cách không có sự đồng ý của người bị hại, chúng không chỉ ảnh hưởng đến danh dự cá nhân mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về tâm lý, xã hội và cả công việc.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng xã hội, việc phát tán nội dung nhạy cảm ngày càng trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Người xấu có thể lợi dụng các nền tảng trực tuyến để chia sẻ hình ảnh, video riêng tư hoặc thậm chí xuyên tạc thông tin cá nhân của người khác mà không có sự cho phép. Trong trường hợp bị phát tán những nội dung nhạy cảm mà không có sự đồng ý của người sở hữu nội dung nhạy cảm đó. Một trong những việc người bị phát tán cần làm ngay là trình báo Cơ quan Công an gần nhất, kèm theo những bằng chứng về hành vi vi phạm của người đó hoặc những lời đe dọa mà người đó gửi cho bạn để Cơ quan Công an tiến hành điều tra làm rõ và xử lý đúng quy định của pháp luật, ngăn chặn kịp thời hành vi này, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Tùy thuộc vào mức độ hành vi vi phạm cũng như hậu quả xảy ra thì người này có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm dân sự hoặc nặng hơn là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Xử phạt về hành chính:

Căn cứ theo Điểm g, Khoản 3, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Chịu trách nhiệm hình sự:

Căn cứ theo Điều 155, Bộ Luật Hình sự 2015

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Yêu cầu bồi thường thiệt hại

Theo Điều 32, Điều 34 và Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Hành vi sử dụng hình ảnh của người khác mà không được sự đồng ý, cho phép đã vi phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh của bạn theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Trong mọi trường hợp việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Nhà nước nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Người nào xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại theo quy định Bộ luật Dân sự 2015.

Do đó, bạn có thể nộp đơn khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, yêu cầu người có hành vi sử dụng, phát tán hình ảnh về bí mật cá nhân, đời sống riêng tư của bạn và gia đình phải dừng ngay hành vi phi phạm của họ, khắc phục hậu quả xảy ra.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể yêu cầu người này bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, bao gồm các khoản thiệt hại về :

Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người đó còn phải bồi thường cho bạn thêm một khoản tiền để bù đắp cho tổn thất tinh thần mà bạn phải gánh chịu. Mức yêu cầu này do các bên thỏa thuận nhưng không quá 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định theo Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Lương Thị Thu Trang; Ngày viết: 25/12/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

________________________________________________________

Các bài viết liên quan:

Chính sách bảo mật thông tin

Cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác

Làm gì khi bị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm?

Bị xâm phạm quyền trên Internet thì phải xử lý như thế nào?



Gọi ngay

Zalo