LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG CHO VAY TÀI SẢN
LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG CHO VAY TÀI SẢN
Trong hầu hết các hợp đồng cho vay tiền, người vay thường phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc ban đầu. Tỉ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất. Không ít các trường hợp vay tiền nưng không có khả năng chi trả, từ đó lãi mẹ đẻ lãi con, nợ chồng chất. Chưa kể đến trường hợp người vay còn không xác định được mức lãi suất mà mình phải trả có vi phạm pháp luật hay không hoặc không biết cách xác định trước khi vay.Vậy lãi suất trong hợp đồng cho vay tài sản được quy định như thế nào, công ty luật HTC Việt Nam sẽ giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây:
I. Cơ sở pháp lý
Bộ luật dân sự 2015
Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP
II. Nội dung
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, hợp đồng vay tiền hoặc là một dạng của hợp đồng vay tài sản, theo đó bên cho vay tiền giao tiền cho bên vay; khi đến hạn trả theo hợp đồng thì bên vay phải hoàn trả cho bên vay tiền gốc và trả lãi nếu có thỏa thuận.
Quy định về lãi suất và tiền lãi trong hợp đồng vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015:
Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Cụ thể, lãi suất là phần trăm tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm).
Theo quy định tại Điều 468 – Bộ luật dân sự 2015 về Lãi suất như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Khoản 5 điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
So với Bộ luật Dân sự 2005 thì hiện nay không áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố làm lãi suất tham chiếu khi xác định trần lãi suất cho vay, cũng như xác định các lãi suất liên quan đến các trách nhiệm dân sự khác như lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trách nhiệm dân sự do chậm trả tiền trong trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Đây là điểm mới quan trọng, được quy định tại Điều 468.
Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỷ lệ phần trăm so với tiền vay và so với thời hạn vay. Thông thường, phần trăm (%) lãi suất được tính theo tháng, theo năm, nhưng có thể được tính theo ngày nếu thời gian vay ngắn hơn một tháng. Như vậy, mức lãi suất tối đa đối với hợp đồng vay là 20% giá trị khoản vay/năm tương ứng với 1,67% giá trị khoản vay/tháng. Nếu không có quy định mức lãi suất đối với tiền lãi chậm trả thì lãi suất tối đa cho phần tiền lãi là: 10% tiền lãi trên nợ gốc tương ứng với 0,83%/tháng.
Lãi suất vay do hai bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng (khoản 1 Điều 468 BLDS). Nếu trong hợp đồng vay không thỏa thuận rõ ràng về lãi suất, thì bên cho vay không có quyền đòi tiền lãi. Trong trường hợp có thỏa thuận về trả lãi trong việc vay, nhưng không xác định rõ tỷ lệ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất, thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Tiền lãi là lượng tài chính tăng thêm ngoài vốn vay mà bên vay phải trả cho bên cho vay. Tiền lãi được tính từ tiền lãi trong hạn bằng cách lấy số tiền gốc vay nhân với phần trăm lãi suất và nhân với thời hạn vay. Ngoài ra, tiền lãi có thể còn bao gồm tiền lãi quá hạn được tính bằng cách lấy số tiền gốc dư nợ cuối nhân với thời gian quá hạn và nhân với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Trên đây là các quy định của pháp luật về lãi suất trong hợp đồng cho vay tài sản của công ty Luật HTC Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
(Đường Linh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Xem thêm bài viết có liên quan: