Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CHĂM SÓC, PHỤNG DƯỠNG CHA MẸ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?

Con cái “có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình, đặc biệt là lúc bố mẹ ốm đau bệnh tật. Tuy nhiên trong cuộc sống thực tế ngày nay có rất nhiều người không đối xử tốt với bố mẹ, hoặc không có trách nhiệm với bố mẹ. Trong trường hợp này, có rất nhiều câu hỏi đặt ra rằng con cái không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ có được hưởng thừa kế không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau.

I.Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Dân sự 2015

- Luật Hôn nhân và gia đình 2014

- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

II. Nội dung tư vấn

1. Quyền thừa kế theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền thừa kế như sau:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Theo như quy định trên thì cá nhân có quyền sở hữu tài sản thì có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác hưởng sau khi chết. Việc lập di chúc phải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực di chúc. Trường hợp cá nhân không lập di chúc thì tài sản để lại của mình cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định trình tự, thủ tục chuyển dịch di sản của người để lại thừa kế cho những người thừa kế.

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền nhận hoặc từ chối nhân di sản, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba. Thừa kế theo pháp luật phát sinh dựa trên một trong các quan hệ sau: hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Thừa kế theo di chúc phát sinh theo ý chí chủ quan của người lập di chúc mà không có điều kiện bắt buộc. Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ chủ thể nào, vì vậy, nếu di chúc chỉ định pháp nhân thì pháp nhân đó là người thừa kế theo di chúc.

2. Người không được quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật

Theo quy định pháp luật thì những người không được quyền hưởng di sản gồm:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

- Người thừa kế bị kết án về Tội giết người (Điều 123 BLHS 2015), tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người để lại di sản.

- Người thừa kế có thể bị kết án về các tội xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của người để lại di sản: Điều 155 (tội làm nhục người khác); Điều 156 (tội vu khống);...

Trường hợp người phạm tội bị kết án về một trong những tội trên thì không phụ thuộc vào hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù; không phụ thuộc vào việc có phải chấp hành hình phạt hay không. Sau khi bị kết án có thể người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt hoặc đã được xóa án tích đều không được quyền hưởng di sản của người để lại thừa kế.

Theo quy định tại các Điều 104, 105, 106 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau bao gồm ông, bà nếu ông bà không còn ai nương tựa, bố mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng các con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không còn khả năng lao động và túng thiếu, không có khả năng kinh tế để nuôi sống bản thân. Ngoài ra, pháp luật quy định anh chị em ruột có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau. Trường hợp cha mẹ đều đã mất hoặc cha mẹ không có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 621 BLDS 2015, pháp luật vẫn thượng tôn ý chí của người để lại di chúc. Rằng nếu họ biết người thừa kế di sản của mình có những hành vi vi phạm nhưng vẫn cho hưởng di sản thì những người đó dù có bị kết án, hay vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ thì vẫn được hưởng thừa kế.

3. Con cái không phụng dưỡng chăm sóc bố mẹ lúc về già thì có bị xử phạt không?

Khoản 2 Điều 70 và Điều 71 quy định nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ như sau:

- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

- Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật. Trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”

Để bảo vệ những đối tượng này pháp luật cũng có những chế tài xử phạt nếu con cái có hành vi thiếu tôn trọng, không chăm sóc cho cha mẹ, ông bà, người già yếu trong gia đình mà cụ thể người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự như sau:

Xử lý hành chính:

Tại Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định những hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng. Cụ thể:

- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

+ Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật; phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi trên.

Xử lý hình sự:

Trong trường hợp ngược đãi hoặc hành hạ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Cụ thể, Điều 185 Bộ Luật hình sự 2015 có quy định như sau:

- Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với:

Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau:

+ Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

- Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm trong trường hợp:

+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

+ Phạm tội đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Con cái phụng dưỡng cha mẹ là một nét văn hóa quý báu người người Việt Nam ta. Hơn ai hết, chúng ta phải lên án những hành vi ngược đãi của con cái đối với bố mẹ, ông bà để góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi giải đáp thắc mắc về việc không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ có được hưởng thừa kế không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Thu Cẩm)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh,

P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn



Bài viết liên quan:

Di chúc được lập bằng miệng có được coi là hợp pháp

Cha mẹ ly hôn con có được hưởng thừa kế hay không

Con bị tâm thần có được hưởng thừa kế không



Gọi ngay

Zalo