Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thừa kế bằng hòa giải hoặc tòa án.

Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thừa kế bằng hòa giải hoặc tòa án.

Tranh chấp quyền sử dụng đất thừa kế là một trong những vấn đề pháp lý phổ biến và phức tạp tại Việt Nam. Với giá trị tài sản lớn và tính chất nhạy cảm trong mối quan hệ gia đình, những mâu thuẫn liên quan đến đất đai thừa kế thường kéo dài và khó giải quyết. Để xử lý các tranh chấp này, pháp luật hiện hành đưa ra hai phương thức chính: hòa giải và giải quyết thông qua tòa án.

Hòa giải được coi là phương thức thân thiện, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời giữ gìn được tình cảm gia đình. Trong khi đó, tòa án là cơ quan có thẩm quyền giúp phân định quyền lợi dựa trên cơ sở pháp luật, bảo đảm tính công bằng và minh bạch. Việc lựa chọn phương thức nào phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tranh chấp, ý chí của các bên liên quan và các quy định pháp luật hiện hành.

Bài viết này sẽ phân tích cụ thể hai phương thức giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thừa kế, từ đó giúp người dân hiểu rõ và áp dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thừa kế bằng hòa giải hoặc tòa án.

1. Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thừa kế bằng hoà giải

Theo quy định tại khoản 48 Điều 3 Luật Đất đai 2024 “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Vì thế, tranh chấp quyền sử dụng đất thừa kế là tranh chấp đất đai.

Theo Điều 235 Luật Đất đai 2024, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải, hoà giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở, hoà giải theo quy định của pháp luật về hoà giải thương mại hoặc cơ chế hoà giải khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại quy định tại Điều 236 Luật này, các bên tranh chấp phải thực hiện hoà giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Việc hoà giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất được tranh chấp được thực hiện.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu hoà giải tranh chấp đất đai, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập Hội đồng hoà giải tranh chấp đất đai để thực hiện hoà giải tranh chấp đất đai. Thành phần Hội đồng hoà giải tranh chấp đất đai bảo gồm:

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội Đồng.

- Đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, công chức làm công tác địa chính, người sinh sống lâu năm biết rõ nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp.

Việc hoà giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày được đơn yêu cầu hoà giải tranh chấp đất đai.

2. Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thừa kế bằng Toà án

Khi các bên không thể thương lượng hoặc hòa giải không thành, các bên tiến hành thủ tục làm đơn khởi kiện lên Tòa án để giải quyết tranh chấp.

Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ; và đảm bảo hiệu lực thi hành của phán quyết tại Tòa. Nếu các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế bởi cơ quan thi hành án. Các bên được bảo toàn quyền lợi và nghĩa vụ của mình bắt buộc phải thực hiện theo phán quyết của Tòa.

Theo quy định tại Điều 26 BLTTDS năm 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Căn cứ quy định tại Điều 35, Điều 38 BLTTDS năm 2015 thì những tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện, trừ trường hợp đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.

- Đối với những tranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế là bất động sản, thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết;

- Trường hợp di sản thừa kế là động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Các bên cũng có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết tranh chấp.

Khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án cấp giấy xác nhận đơn cho người khởi kiện, nếu đơn được qua dịch vụ bưu chính thì Tòa án thông báo trong 02 ngày làm việc.

Sau khi nhận đơn khởi kiện, trong vòng 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thụ lý vụ án trong 05 ngày.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Lưu Minh Thắng; Ngày viết: 19/11/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

________________________________________________________

Các bài viết liên quan:

- Tư vấn pháp luật đất đai

- Thủ tục đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

- Hỗ trợ - tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở?







Gọi ngay

Zalo