Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

AI PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA?

Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra là chế định quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích của chủ thể khi chủ thể đó bị thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Vậy Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Ai phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa công trình xây dựng khác gây ra? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp băn khoăn trong bài viết sau.

I. Cơ sở pháp lí.

- Bộ Luật Dân sự năm 2015.

II. Nội dung tư vấn.

1. Thế nào là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là một loại trách nhiệm dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự, phát sinh khi một người có hành vi vi phạm nghĩa vụ pháp lý, gây thiệt hại cho người khác và bắt buộc phải bù đắp những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà mình đã gây ra.

2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Theo Điều 58 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác.

- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại.

- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

4. Ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà ở, công trình xây dựng khác gây ra?

Theo Điều 605 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định, Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.

Khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại, người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng. Bộ luật dân sự năm 2015 không xác định thứ tự chịu trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản. Điều đó dẫn đến khó khăn trong việc xác định chủ thể sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra (ví dụ, khi chủ sở hữu đã chuyển giao cho người khác quản lý, sử dụng rồi thì có phải bồi thường nếu có thiệt hại không?). Do đó, cần phải xác định thứ tự chịu trách nhiệm bồi thường và phải phân định được trách nhiệm của các chủ thể khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại. Theo quan điểm của nhiều tác giả, việc xác định người phải bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu hay người chiếm hữu, người được giao quản lý, người sử dụng sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong trường hợp nhà cửa, công trình khác gây thiệt hại mà có lỗi của người quản lý, thì phải xem xét trong thời gian đó chủ thể nào có nghĩa vụ quản lý (nghĩa vụ kiểm tra tình trạng, khắc phục hư hỏng,...). Nếu chủ sở hữu là người trực tiếp quản lý, sử dụng thì chủ sở hữu phải bồi thường. Nếu do người khác chiếm hữu, sử dụng và do họ đã không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý thì họ phải bồi thường thiệt hại.

Thứ hai, trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại mà không có sự vi phạm trong quản lý (tức là không chủ thể nào bị coi là có lỗi), thì việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào việc ai là người được thực hiện các quyền khai thác công dụng hoặc hưởng lợi các lợi ích phát sinh từ nhà cửa, công trình xây dựng khác tại thời điểm nó gây thiệt hại. Theo đó, nếu chủ sở hữu là người đang thực hiện các quyền đối với tài sản hoặc đang được hưởng các lợi ích từ tài sản đó thì chủ sở hữu phải bồi thường, kể cả tại thời điểm đó nhà cửa, công trình xây dựng đang do người khác trực tiếp quản lý. Ví dụ, cả nhà đi xem phim và có nhờ người khác sang trông nhà hộ, nếu nhà gây thiệt hại, chủ sở hữu phải bồi thường. Nếu chủ sở hữu đã chuyển giao quyền khai thác công dụng hoặc hưởng các lợi ích từ nhà cửa, công trình xây dựng khác cho chủ thể khác (người thuê, người mượn,...) thì khi nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại, người được chuyển giao sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ngoài các chủ thể trên, người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại có thể là người thi công. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công là quy định hoàn toàn mới trong Bộ luật dân sự năm 2015. Có thể thấy rằng, trước khi quy định này được bổ sung, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong nhiều trường hợp thuộc về người thi công hay chủ sở hữu cũng như các chủ thể có liên quan vẫn là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Theo quy định tại Điều 627 Bộ Luật Dân sự trước đây, người thi công hoàn toàn không được nhắc đến khi xác định các chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại. Điều này dẫn đến thực tế đó là khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại mà người thi công có lỗi thì việc họ có phải bồi thường hay không vẫn là vấn đề còn tồn tại những ý kiến khác nhau.

5. Trường hợp loại trừ trách nhiệm.

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm không được quy định tại Điều 605 mà được quy định chung trong Điều 584 cho tất cả các trách nhiệm. Theo đó, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được loại trừ trách nhiệm bồi thường trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác, quy định tại khoản 2 Điều 584.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về vấn đề ai phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa công trình xây dựng khác gây ra? Công ty Luật TnHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Bích Ngọc)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra.



Gọi ngay

Zalo