Tư vấn pháp luật về giám định di chúc, giám định chữ ký trong di chúc
Tư vấn pháp luật về giám định di chúc, giám định chữ ký trong di chúc
Giám định di chúc và giám định chữ ký trong di chúc là các quy trình nhằm xác minh tính hợp pháp của di chúc. Giám định di chúc tập trung vào việc kiểm tra tính hợp pháp của nội dung và hình thức di chúc, xác nhận rằng nó được lập đúng theo quy định pháp luật. Giám định chữ ký liên quan đến việc xác minh chữ ký trên di chúc có phải của người lập di chúc hay không, nhằm đảm bảo không có giả mạo hoặc áp lực. Cả hai quy trình này giúp bảo đảm di chúc có hiệu lực pháp lý và phản ánh chính xác ý chí của người lập di chúc.
1. Quy định về giám định di chúc, giám định chữ ký trong di chúc
Việc giám định chữ ký trong di chúc là một thủ tục cần thiết khi giải quyết vụ án dân sự để nhằm mục đích giúp cơ quan có thẩm quyền có thể xác định được một số chứng cứ trong vụ án đó là thật hay giả, có chính xác hay không.
Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Luật giám định tư pháp 2012, việc giám định chữ ký trong di chúc được thực hiện trong các trường hợp cụ thể như sau:
- Việc giám định chữ ký trong di chúc được thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu giám định. Người yêu cầu giám định phải là đương sự trong vụ án.
- Việc giám định chữ ký trong di chúc được thực hiện khi đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà Tòa án từ chối trưng cầu giám định thì người yêu cầu có quyền tự mình yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết trong vụ án dân sự.
Quyền yêu cầu giám định chữ ký trong di chúc sẽ chỉ được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Trình tự, thủ tục thực hiện giám định di chúc, giám định chữ ký trong di chúc cụ thể như sau:
Bước 1: Chủ thể là người yêu cầu giám định sẽ có trách nhiệm phải gửi văn bản yêu cầu giám định:
Văn bản yêu cầu giám định tư pháp sẽ cần phải được gửi kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và các bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự ở trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc là người đại diện hợp pháp của các đương sự đến cá nhân, tổ chức thực hiện việc giám định.
Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung cụ thể sau đây:
- Nội dung về tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định.
- Nội dung yêu cầu giám định.
- Nội dung về tên và đặc điểm của đối tượng giám định.
- Nội dung về tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có).
- Nội dung về ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
- Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
Bước 2: Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định:
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì các hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định sẽ được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi cho các chủ thể là những cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính.
Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tới những cá nhân, tổ chức thực hiện giám định sẽ cần phải được lập thành biên bản. Biên bản giao, nhận cần phải có nội dung sau đây:
- Biên bản giao, nhận cần phải có thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định.
- Biên bản giao, nhận cần phải có họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
- Biên bản giao, nhận cần phải có quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan.
- Biên bản giao, nhận cần phải có thông tin về cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận.
- Biên bản giao, nhận cần phải có thông tin về tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận.
- Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
Bước 3: Người yêu cầu giám định nhận kết quả giám định:
Khi việc thực hiện giám định hoàn thành, các chủ thể là những cá nhân, tổ chức thực hiện giám định theo quy định sẽ có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho các chủ thể là những người trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ thể là người trưng cầu, yêu cầu giám định sẽ có trách nhiệm nhận lại đối tượng giám định theo quy định của pháp luật.
Việc thực hiện giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành sẽ được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, việc giao nhận lại đối tượng giám định phải được lập thành biên bản.
2. Làm thế nào để xác định di chúc giả hay thật?
Căn cứ để xác định di chúc được lập là di chúc giả hay di chúc thật có nhiều cách thức khác nhau. Có thể hiểu di chúc giả tức là di chúc không đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật và không có giá trị hiệu lực thi hành. Để xác định một bản di chúc là giả thông thường sẽ căn cứ vào nội dung và hình thức của bản di chúc đã được lập. Yếu tố xác định di chúc giả như: câu từ trong bản di chúc có nhiều mâu thuẫn gây khó hiểu/nhầm lẫn; di chúc được lập có dấu hiệu đã bị sửa chữa, bôi xóa không rõ ràng…Một trong những hình thức để xác định di chúc giả là giám định di chúc. Phạm vi bài viết này sẽ tìm hiểu về hoạt động giám định di chúc.
Trường hợp giám định di chúc:
Để xác định di chúc giả thông qua hoạt động giám định di chúc thường sẽ căn cứ vào các dấu hiệu như: chữ ký/dấu vân tay trên di chúc không khớp với chữ ký/dấu vân tay của người có tài sản muốn lập di chúc; nghi ngờ và có chứng cứ chứng minh tại thời điểm di chúc được lập, người có tài sản theo di chúc không minh mẫn, có dấu hiệu bị người khác tác động, bắt ép; có nhiều từ ngữ, câu văn trong di chúc bị sửa chữa, thay đổi…
Đa phần việc giám định di chúc có phải là di chúc giả hay không sẽ không xác định toàn bộ nội dung di chúc mà tiến hành giám định chữ ký hoặc dấu vân tay được ký trên di chúc. Việc giám định di chúc chính là một trong những hoạt động kỹ thuật nhằm xác định di chúc có hợp pháp hay không? Hoạt động giám định di chúc thuộc thẩm quyền của cơ quan tổ chức nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thời điểm giám định di chúc:
Hoạt động giám định di chúc sẽ được thực hiện trong giai đoạn vụ việc đã được đưa ra Tòa án xét xử. Di chúc được công bố và có một bên trong những chủ thể có liên quan nghi ngờ di chúc bị làm giả thì làm đơn yêu cầu giám định nộp tại Tòa án cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở tiếp nhận đơn Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu giám định di chúc, cụ thể là thực hiện hoạt động giám định chữ ký hoặc giám định dấu vân tay trên bản di chúc được lập.
Vậy để xác định di chúc là di chúc giả hay thật thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu giám định nộp tại Tòa án có thẩm quyền để được xem xét. Trong trường hợp xác định di chúc đã lập là di chúc thì bản di chúc đó không có giá trị hiệu lực. Di sản của người đã chết sẽ được phân chia theo pháp luật.
Ngoài ra xem xét một bản di chúc có phải là di chúc giả hay không có thể căn cứ theo những điều kiện của một bản di chúc hợp pháp để làm căn cứ chứng minh di chúc được lập là di chúc giả.
3. Giả chữ ký trong di chúc bị xử lý như thế nào?
Giả chữ ký trong di chúc là hành vi vi phạm pháp luật nên người giả chữ ký trong di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như sau:
- Không được hưởng di sản thừa kế: Nếu người nào giả mạo, sửa chữa… di chúc nhằm hưởng một phần/toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản thì không được hưởng di sản trừ trường hợp người người lập di chúc biết nhưng vẫn cho người này hưởng theo di chúc (điểm d khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015).
- Bị phạt hành chính: Nếu dùng thủ đoạn gian dối trong đó có giả chữ ký của người để lại di chúc để chiếm đoạt tài sản của người khác mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng (điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
- Chịu trách nhiệm hình sự: Về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Bùi Phạm Hồng Ngọc; Ngày viết: 10/08/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
_____________________________________________________
Xem thêm các bài viết liên quan
Những điều lưu ý về thủ tục khai nhận di sản khi không có di chúc
Những điều cần biết khi để lại thừa kế cho người đang ngồi tù
Những điều cần lưu ý để một bản di chúc hợp pháp