Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Quy định mới nhất về thay đổi tên cho con: Cập nhật từ luật hộ tịch

QUY ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI TÊN CHO CON: CẬP NHẬT TỪ LUẬT HỘ TỊCH

Đặt tên cho con cái là một việc rất quan trọng của các bậc làm cha mẹ, cái tên nó không chỉ thể hiện mong muốn của cha mẹ đối với con cái mà nó còn sẽ đi cùng con cả cuộc đời. Chính vì vậy mà rất nhiều bậc phụ huynh sau khi đặt tên cho con cái thì lại tìm ra một cái tên mới hay và phù hợp hơn cho con. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là quy định thay về thay đổi tên cho con có phức tạp hay không. Dưới đây công ty Luật HTC Việt Nam xin chia sẽ tới các bậc cha mẹ quy định mới nhất của pháp luật về thay đổi tên cho con cập nhật từ Luật Hộ tịch và các quy định liên quan.

1. Phạm vi thay đổi hộ tịch

Theo khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 quy định về phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:

Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.

Như vậy, các bậc cha mẹ có thể thay đổi họ, chữ đệm và tên của con. Về quyền thay đổi cụ thể sẽ được quy định tại Điều 27 và Điều 28 Bộ Luật Dân sự 2015.

2. Quyền thay đổi họ

Theo Điều 27 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về quyền quyền thay đổi họ cho con. Theo đó, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

QUY ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI TÊN CHO CON: CẬP NHẬT TỪ LUẬT HỘ TỊCH

3. Quyền thay đổi tên

Theo Điều 28 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về quyền quyền thay đổi tên cho con. Theo đó, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

4. Điều kiện thay đổi họ, tên cho con trong Nghị định.

Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch có quy định như sau:

Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.

Dựa vào các quy định chúng tôi đã nêu, nếu cha mẹ yêu cầu thay đổi họ, tên cho con thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 27 và Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có quyền yêu cầu làm thủ tục thay đổi họ, tên cho con.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Trịnh Đăng Dương/265; Ngày viết: 10/05/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

-------------------------------------------------------

Các bài viết liên quan:

- Thêm tên cha trong giấy khai sinh của con

- Xóa tên cha mẹ trong giấy khai sinh của con

- Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình

- Mất giấy khai sinh của con có ly hôn được không

- Những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục thay tên đổi họ cho con nuôi



Gọi ngay

Zalo