Nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn với người nước ngoài
Hiện nay thực trạng ly hôn ngày càng phổ biến. Nghĩa vụ cấp dưỡng thông thường đã mang tính phức tạp do có gắn liền với yếu tố kinh tế trong đó thì đối với nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài còn phức tạp hơn do yếu tố đặc biệt về chủ thể. Trên cơ sở nắm được cơ bản tinh thần của pháp luật, cùng với thực tiễn về việc cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài ngày càng tăng.
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn với người nước ngoài là gì?
Điều 129 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài, theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú, trong trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt nam sẽ áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân.
2. Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài?
Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài không được quy định riêng trong Luật hôn nhân và gia đình mà được áp dụng dựa trên quy định chung về nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài tại Điều 129, cụ thể:
“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân.
2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng của người quy định tại khoản 1 Điều này là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.”
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người có quyền yêu cầu cấp dưỡng được quy định tại Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình, cụ thể: Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó; cá nhân, tổ chức, cơ quan khác theo quy định như người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn bao gồm cha (mẹ) trực tiếp nuôi con; người giám hộ của con; vợ hoặc chồng theo quy định của pháp luật hoặc một số cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật trao quyền.
3. Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng:
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.
4. Mức cấp dưỡng:
Mức cấp dưỡng là một khoản tiền, lương thực hoặc tài sản khác mà bên phải cấp dưỡng đóng góp cho bên được cấp dưỡng để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của bên được cấp dưỡng.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 không quy định cụ thể mức cấp dưỡng.Việc xác định mức cấp dưỡng phải dựa trên 2 yếu tố, đó là khả năng của người có nghĩa vụ và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Trong đó, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được đặt lên trước, mà việc xác định nhu cầu thiết yếu phải dựa vào mức sống tại nơi mà họ cư trú, không thể nào xác định mức sống của con chưa thành niên ở Mỹ và con chưa thành niên ở Việt Nam, mức sống và nhu cầu thiết yếu của mỗi nơi là khác nhau.
Mức cấp dưỡng có thể thay đổi khi có lý do chính đáng như: Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng tăng lên; khả năng kinh tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng giảm đi; giá sinh hoạt tại địa phương nơi người được cấp dưỡng biến động … Thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thực tiễn hiện nay, hầu hết các vụ việc yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài được áp dụng khi mẹ là người Việt Nam và có bố là người nước ngoài, và thường con và mẹ đang sống tại Việt Nam, các yêu cầu cấp dưỡng này được Tòa án Việt Nam thụ lý khá nhiều và về cơ bản đều đáp ứng được quyền lợi cho người yêu cầu.
Quy định tại Điều 129 thực sự đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bảo vệ được chính người đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam nhưng cũng hội nhập với quốc tế và tôn trọng pháp luật các quốc gia khác.
5. Phương thức cấp dưỡng:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có 2 phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
- Cấp dưỡng định kỳ: Là cấp dưỡng theo hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm;
- Cấp dưỡng một lần: Là cấp dưỡng chỉ thực hiện một lần.
Phương thức cấp dưỡng có thể do các bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngưng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn với người nước ngoài. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
Dịch vụ tư vấn các vấn đề pháp luật liên quan tới việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài khoản chung tại Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn các vấn đề liên quan tới việc cấp dưỡng sau ly hôn với người nước ngoài như sau:
- Tư vấn pháp luật về mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn;
- Tư vấn pháp luật về cấp dưỡng nuôi con đếm bao nhiêu tuồi;
- Tư vấn pháp luật về yêu cầu thay đổi cấp dưỡng sau khi ly hôn;
- Tư vấn soạn thảo văn bản ly hôn.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm - hiệu quả - uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện các công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của Luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Trần Diệp Hà/231; Ngày viết 04/06/2023)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
_____________________________________
Bài viết có liên quan:
- Quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn
- Xóa tên cha, mẹ trong giấy khai sinh của con
- 4 điều cần lưu ý khi ly hôn do đối phương ngoại tình