Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Bạo lực trẻ em có bị đi tù không?

BẠO LỰC TRẺ EM CÓ BỊ ĐI TÙ KHÔNG?

Gia đình luôn là môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, quản lý tốt nhất cho trẻ em. Tuy vậy, hiện nay vẫn có những yếu tố không an toàn và trở thành nguyên nhân của bạo lực hay bạo hành trẻ em, không chỉ tinh thần mà cả thể chất. Nếu được phát hiện thì thường là những trường hợp rất nghiêm trọng. Vậy chế tài nào dành cho những trường hợp bạo lực trẻ em?.

1. Vậy bạo hành trẻ em là gì?

Luật trẻ em năm 2016 định nghĩa như sau: “Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em” (khoản 6 Điều 4).

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 6 Luật này cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em, trong đó có: xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

Đặc biệt, tại khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể rằng: Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

2. Trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con

Có thể nói, gia đình luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình trưởng thành của con. Cha mẹ có những quyền và nghĩa vụ không thể thay đổi với con cái của mình, điều này được pháp luật quy định rõ tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Tại khoản 1 Điều 71, 72 Luật này cũng quy định rõ về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục con. Đặc biệt, các hành vi nghiêm cấm đối với con quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

3. Vậy bạo hành trẻ em có bị đi tù không?

Tùy theo động cơ, mục đích và mức độ nghiêm trọng của hậu quả để lại mà người thực hiện hành vi bạo hành trẻ em có thể đối diện với các mức án (ngồi tù, chung thân, tử hình). Cụ thể:

- Tội hành hạ người khác với mức phạt tù cao nhất là 03 năm theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 3 năm (theo điểm c khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự);

- Tội vô ý làm chết người với mức phạt tù cao nhất là 5 năm (theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự);

- Tội giết trẻ em với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (theo điểm b khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự).

Như vậy, hành vi bạo hành với trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác hoặc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như nêu trên.

4. Hành vi bạo hành trẻ em có thể bị bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về cấm bạo lực trẻ em: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các trường hợp vi phạm:

+ Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

+ Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

+ Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;

+ Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Đồng thời, tại Điều 52, 53 Nghị định 130/2021/NĐ-CP cũng quy định cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình có hành vi hành hạ trẻ em nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt như sau:

- Đối với các hành vi như đánh đập gây thương tích; lăng mạ; chì chiết; xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng

- Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích.

Tóm lại, hành vi bạo hành trẻ em có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ, tính chất và hậu quả hành vi.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về câu hỏi “bạo hành trẻ em có bị đi tù không?”. Công ty Luật HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng quý khách trong mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ cho chúng tôi để được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Sùng Thị Sơ/...; Ngày viết: 28/03/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: http://htcvn.vn ; https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

----------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan

Bạo lực gia đình bị xử phạt như thế nào?

Bị chồng bạo hành thì có ly hôn được không? Thủ tục ra sao?

Quy định của pháp luật về hành vi xâm hại trẻ em

Tư vấn mức phạt dành với hành vi hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi



Gọi ngay

Zalo