Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Phân chia di sản thừa kế theo di chúc & không có di chúc

CÁC BƯỚC CHIA THỪA KẾ

Hiện nay, việc chia thừa kế diễn ra nhiều ở nước ta. Tuy nhiên, có rất nhiều người không hiểu, không biết quy định của pháp luật về cách chia thừa kế như thế nào, quyền lợi được hưởng thừa kế của mình đến đâu,... Để làm rõ hơn về cách chia thừa kế theo quy định của pháp luật hiện nay thì Công ty Luật HTC Việt Nam xin tư vấn các bước chia thư kế như sau:

1. Thừa kế theo pháp luật là gì?

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

2. Các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật

Chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, khi chia thừa kế theo di chúc, vẫn có thể chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:

- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

3. Quy trình các bước chia thừa kế mới nhất 2022

Bước 1: Xác định di sản chia thừa kế

- Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống.

- Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Tuy nhiên, di sản để chia thừa kế là tổng tất cả tài sản của người chết sau khi thực hiện các nghĩa vụ theo điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán, bao gồm:

“Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

5. Tiền công lao động.

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

9. Tiền phạt.

10. Các chi phí khác.”

- Sau khi thực hiện các nghĩa vụ trên mà di ssản của người chết vẫn còn thì sẽ tiến hành chia thừa kế.


Bước 2: Chia thừa kế theo di chúc

- Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết

- Người lập di chúc có quyền sau đây:

+ Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

+ Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

+ Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

+ Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

+ Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản

- Nếu nếu người chết lập di chúc thì những người có tên trong di chúc sẽ được hưởng di sản thừa kế.

- Tuy nhiên, có một số trường hợp mà người chết để lại di chúc nhưng khi di chúc phát sinh hiệu lực có thể sẽ phát sinh người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.

=> Tham khảo chi tiết: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Bước 3: Chia thừa kế theo pháp luật

- Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định

- Nếu người chết không để lại di chúc và di chúc không hợp pháp thì phần di sản của người đó sẽ được phân chia theo pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

- Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị. Theo Điều 652 quy định thừa kế thế vị thì trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Bước 4: Đối chiếu với Điều 644

- Theo Điều 644

“ Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Như vậy, trong trường hợp người chết không chia thừa kế cho các đối tượng trên nhưng họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Một nhân suất thừa kế được tính bằng cách lấy tổng di sản để chia thừa kế chia cho tổng tổng nhân suất mà hàng thừa kế đó được hưởng. Những đối tượng này là người được ưu tiên được hưởng di sản thừa kế sau khi đã thực hiện xong các nghĩa vụ thanh toán .

- Sau khi thực hiện chia thừa kế theo di chúc và chia thừa kế theo pháp luật xong thì tiến hành dối chiếu với Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 ở trên. Trong trường hợp có các đối tượng cần chia theo điều này thì tiến hành chia phần thừa kế cho người đó, rồi xác định tỉ lệ rút ra và trừ vào những phần tài sản đã chia ở thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.

4. Thủ tục chia di sản thừa kế đối với đất nông nghiệp

Bước 1: tiến hành khai nhận di sản thừa kế đối với mảnh đất nông nghiệp cần thừa kế. Người thừa kế cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Văn bản khai nhận di sản thừa kế;

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người khai nhận di sản;

– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người để lại di sản và người nhận di sản ví dụ như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, quyết định nhận con nuôi;

– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác để chứng minh người để lại di sản đã chết;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người thừa kế sẽ tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng bất kỳ

Bước 2: Niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế

Việc niêm yết sẽ được tổ chức hành nghề công chứng tiến hành tại UBND cấp xã nơi có di sản thừa kế là đất với thời hạn là 15 ngày

Bước 3: Ký kết văn bản khai nhận thừa kế

Sau 15 ngày kể từ ngày tiến hành niêm yết, nếu không có bất cứ khiếu nại, tố cáo nào, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành ký kết, công chứng vào văn bản khai nhận di sản thừa kế đối với mảnh đất nông nghiệp đã được niêm yết

Bước 4: Tiến hành thủ tục đăng ký sang tên sổ đỏ sau khi đã nhận thừa kế đất nông nghiệp

Trong vòng 30 ngày kể từ khi hoàn thành việc khai nhận di sản thừa kế, người thừa kế cần tiến hành các trình tự, thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai. Người thừa kế cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:

– Đơn đăng ký biến động đất đai;

– Văn bản khai nhận di sản thừa kế;

– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.

5. Quy định về người bị truất, tước quyền thừa kế

Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, những người sau đây không được quyền hưởng di sản thừa kế, bao gồm:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

=> Đọc ngay: Không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ có được hưởng thừa kế không?

6. Chồng có quyền để lại di chúc đối với toàn bộ tài sản chung không?

Theo Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng khẳng định, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sở hữu, định đoạt tài sản chung. Do đó, với tài sản chung vợ chồng, một trong hai người vợ chồng không thể tự ý định đoạt, trong đó có việc để lại di chúc với toàn bộ khối tài sản chung vợ chồng. Dù vậy, một trong hai người có thể để lại di chúc với phần tài sản của mình trong khối tài sản chung vợ chồng. Theo đó, vợ chồng có thể thực hiện theo các bước sau đây:

1- Thoả thuận hoặc phân chia tài sản chung vợ chồng sau đó để lại di chúc về phần tài sản riêng của mình

Trước hết vợ chồng cần phân rõ phần tài sản riêng của mình là những gì trong khối tài sản chung. Vợ, chồng có thể lập thoả thuận về chế độ tài sản hoặc phân chia tài sản chung vợ chồng.

2- Lập di chúc chung vợ chồng.

Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 không còn quy định về di chúc chung vợ chồng nhưng hiện pháp luật cũng không cấm lập di chúc chung vợ chồng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, người thừa kế chỉ được hưởng di sản theo di chúc nếu người lập di chúc chết. Đồng nghĩa trong trường hợp lập di chúc chung vợ chồng thì chỉ khi cả hai vợ chồng đều đã chết, di chúc đó mới có hiệu lực và những người thừa kế theo di chúc mới thực hiện các thủ tục tiếp theo để hưởng di sản.

Trên đây là toàn bộ nội dung về cách chia thừa kế theo Bộ luật Dân sự 2015. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí về dân sự. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!


Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

----------------------------

=> Có thể quý khách quan tâm:

- Giấy ủy quyền giữa cha mẹ và con cái có thời hạn bao lâu?

- người bị tâm thần có được hưởng thừa kế



Gọi ngay

Zalo